Thứ ba 17/12/2024 07:30

Tìm giải pháp để phát triển ngành dược liệu và mỹ phẩm

Các chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến để phát triển ngành dược liệu và mỹ phẩm một cách bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Trong khuôn khổ Techfest Quảng Nam 2024, ngày 16/5 tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam diễn ra diễn đàn khởi nghiệp quốc gia “Đại hội Công nghiệp Dược liệu và Thẩm mỹ Quốc gia, lần 2 - Quảng Nam 2024".

Phát biểu tại diễn đàn, ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay, tỉnh Quảng Nam có hơn 40 tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến dược liệu và sản phẩm từ dược liệu. Trong đó, có 04 sản phẩm được chứng nhận OCOP 4 sao, hơn 40 sản phẩm đạt 3 sao (các sản phẩm trà chiếm 40%; thực phẩm chiếm 29%; rượu chiếm 9% và các sản phẩm khác chiếm 22%). Tuy sản phẩm tương đối đa dạng nhưng mức độ chế biến sâu chưa nhiều, vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng dược liệu của tỉnh.

Diễn đàn khởi nghiệp quốc gia “Đại hội Công nghiệp Dược liệu và Thẩm mỹ Quốc gia, lần 2 - Quảng Nam 2024"

Theo ông Hồ Quang Bửu, để ngành công nghiệp dược liệu và mỹ phẩm tại Quảng Nam nói riêng và quốc gia nói chung ngày càng đi vào chiều sâu và đạt nhiều kết quả không chỉ cần có nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng cao, mà còn cần có sự đổi mới trong công nghệ sản xuất và quản lý thị trường. Do đó, tỉnh Quảng Nam đã và đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ nghiên cứu và phát triển nhằm tạo ra những sản phẩm dược liệu và mỹ phẩm có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong nước và quốc tế.

"Tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu đề xuất cấp thẩm quyền ban hành các cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm, cũng như việc tiếp cận thị trường quốc tế và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin hiện đại, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở rộng cơ hội tiếp cận khách hàng", ông Bửu nói và cam kết, tỉnh sẽ luôn đồng hành, chia sẻ, học hỏi và mong muốn hợp tác, liên kết với nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước; không ngừng nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực dược liệu và mỹ phẩm.

Quy trình nuôi cấy mô sâm Ngọc Linh của Công ty TNHH Sâm Sâm. Ảnh: Công ty Sâm Sâm

Tại diễn đàn, các doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu Việt Nam đã có những ý kiến sâu về các giải pháp để phát triển ngành dược liệu và mỹ phẩm một cách bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Các vấn đề lớn, quan trọng cũng đã được luận bàn để tìm ra những quyết sách đúng cho phát triển ngành dược liệu và mỹ phẩm bền vững - mục tiêu quan trọng trong thời gian đến.

Tiến sĩ Định Việt Hoà - Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia thông tin, nhu cầu làm đẹp và chăm sóc sức khỏe luôn là tất yếu và là quyền của mọi người. Kinh doanh về ngành làm đẹp và sức khỏe đã có từ lâu đời và có những đóng góp rất lớn cho đời sống của mọi người và sự thịnh vượng của nhiều quốc gia. Và đó chính là cơ hội rất lớn cho những người lựa chọn ngành này để khởi nghiệp, phát triển sự nghiệp. "Chính vì thế, chúng ta cần có những chương trình để cùng luận bàn về các định hướng chiến lược phát triển thế mạnh ngành làm đẹp của Việt Nam. Từ đó, sẽ phát triển tinh thần khởi nghiệp, tạo nên nhiều doanh chủ, người làm chủ trong ngành thẩm mỹ, làm đẹp để rồi tạo ra nhiều việc làm cũng như tạo ra nhiều những giá trị đóng góp cho ước mơ, khát vọng Việt Nam", Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia cho hay.

Ông Định Việt Hoà - Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia

Ông Jang Hyo Kwan - Chủ tịch Hiệp hội Thẩm mỹ y tế Hàn Quốc chia sẻ, quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc từ lâu đã trở nên gắn bó và kết nối. Theo nhận định của ông, tại Việt Nam cơ sở hạ tầng kinh doanh spa và làm đẹp tương đối thuận tiện trong khi ở Hàn Quốc có những công nghệ tân tiến. Nếu kết hợp công nghệ đó với cơ sở hạ tầng spa Việt Nam thì sẽ phát triển hơn sự hợp tác giữa hai bên.

"Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng, Hàn Quốc luôn coi Việt Nam là quốc gia bạn bè gần gũi nhất. Hi vọng sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh thành công và cùng mở rộng thị trường châu Á, Ấn Độ, châu Âu... Tôi tin rằng Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có môi trường kinh doanh tiềm năng nhất tại thị trường Đông Nam Á", ông Jang Hyo Kwan tin tưởng.

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế dược liệu

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Quảng Ninh: Đào móng nhà, phát hiện quả bom nặng gần 230 kg tại Hạ Long

Kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới

TP. Hồ Chí Minh: Xe điện 3 bánh bị cấm lưu thông nhưng vẫn bán tràn lan

8 nhiệm vụ trọng tâm để Thanh Hóa tăng tốc, bứt phá

Thanh Hóa: Chất vấn Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư về các dự án trọng điểm chậm tiến độ

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Quyết liệt khắc phục những nội dung theo kết luận thanh tra ở Lâm Bình

Quảng Bình: Tập trung hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án trọng điểm ở khu kinh tế, khu công nghiệp

Sân vận động Thanh Hóa là sân duy nhất trong cả nước để khán giả phải ngồi trên nền bê tông

Hà Nội thống nhất giảm 5 sở, sáp nhập 4 cơ quan báo chí

Đà Nẵng: Khi nào 2 dự án nhà máy xử lý rác đi vào hoạt động?

Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%

Sắp diễn ra Giải Marathon quốc tế Di sản Cần Thơ năm 2024

TP. Cần Thơ: Sau tinh giản bộ máy, cán bộ dôi dư được hỗ trợ như thế nào?

Quảng Ninh: Gần 4 năm triển khai Nghị quyết số 01-NQ/TU góp phần đem lại diện mạo mới cho 'đất mỏ'

Thanh Hóa: Huyện Thạch Thành sắp có thêm mỏ đất rộng 13ha

Chợ An Đông - 'thủ phủ' thời trang tại TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024