Thứ tư 27/11/2024 08:38

Tiêu chuẩn xanh của EU: Doanh nghiệp dệt may đáp ứng ra sao?

Dệt may được đánh giá là một trong những ngành sẽ chịu tác động mạnh từ quy định về tiêu chuẩn xanh và phát triển bền vững của thị trường EU.

Khó khăn từ những tiêu chuẩn xanh

Thời gian qua, dệt may là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, đến nay ngành dệt may lại là một trong những ngành đang gặp những khó khăn nhất định trước những tiêu chuẩn xanh mà thị trường này đang đặt ra.

Ông Vương Đức Anh, Chánh Văn phòng HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, thị trường EU đã luật hóa tất cả những quy định liên quan đến phát triển bền vững và họ có xu hướng yêu cầu những quy định liên quan đến phát triển bền vững không phải ở góc độ mang tính tự nguyện mà là yêu cầu bắt buộc.

Ngành dệt may chịu tác động từ các quy định về tiêu chuẩn xanh

EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của ngành dệt may Việt Nam nói chung và cũng là của Vinatex. Dệt may là một mặt hàng được đánh giá là tác động đến môi trường lớn thứ ba ở EU. Ngày 30/3/2022, khi EU thông qua một chiến lược gọi là phát triển tuần hoàn và bền vững của ngành dệt may thì Vinatex cũng đã ngay lập tức có các cuộc hội thảo để phổ biến trong toàn hệ thống Tập đoàn Dệt may Việt Nam.

Chiến lược phát triển bền vững và tuần hoàn đối với ngành dệt may của EU có rất nhiều nội dung, trong đó nổi bật là mục tiêu làm thế nào để giảm tiêu dùng thời trang nhanh, tức là giảm lượng quần áo phát thải ra môi trường hàng năm.

Từ đó, EU thông qua rất nhiều sáng kiến và những đề xuất khác nhau. Trong đấy họ cũng xác định phải đi từ thiết kế theo hướng sinh thái (Eco Design), ghi nhãn (labeling) theo đúng quy định của EU.

Bên cạnh đó, sản phẩm dự kiến sẽ có một hộ chiếu, giúp người tiêu dùng khi bỏ tiền thì truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, tức là tuyên bố xanh là đúng đấy, xanh đi từ gốc gác sản phẩm.

Bên cạnh đó, đối với ngành dệt may cũng có những câu chuyện, những quy định khác liên quan đến chiến lược này.

Gần đây nhất là câu chuyện về trách nhiệm nhà sản xuất mở rộng mới được Ủy ban châu Âu thông qua vào ngày mùng 5/7 năm nay. Nội hàm chính của quy định liên quan đến trách nhiệm nhà sản xuất mở rộng đối với mặt hàng dệt may này là EU hướng đến việc yêu cầu các nhà tạo ra chất thải dệt may phải trả tiền để họ đi thu thập, thu gom và xử lý những rác thải dệt may hàng năm ở EU.

“Bây giờ họ đang sửa chỉ thị khung về rác thải của châu Âu để xác định đối tượng nào sẽ phải trả phí, là nhà nhập khẩu hàng dệt may của EU hay là nhà phân phối hay là nhà sản xuất từ các nước thứ ba đưa vào” – ông Vương Đức Anh chia sẻ. Đồng thời cho biết, câu chuyện này chưa rõ ràng và mức phí đánh bao nhiêu cũng còn đang phải bàn. Đến cuối năm 2024 họ sẽ trình lên Nghị viện và Hội đồng để xem xét thông qua quy định này.

Thứ hai, liên quan đến câu chuyện về CBAM (thuế biên giới carbon) thì dệt may của Việt Nam của chúng ta chưa nằm trong diện này. Tuy nhiên, dệt may cũng là nhóm mặt hàng có tác động đến môi trường lớn ở EU, cho nên nằm trong nhóm 30 mặt hàng trong diện rủi ro có thể được đưa vào cơ chế CBAM từ giờ đến 2030.

Một quy định khác liên quan đến báo cáo phát triển bền vững thì từ trước đến nay, tất cả những nội dung liên quan đến báo cáo không phải báo cáo tài chính thì doanh nghiệp tự đưa vào báo cáo thường niên mang tính chất PR, quảng cáo về thành tích của mình liên quan đến giảm năng lượng, giảm nước, giảm tài nguyên… Tuy nhiên hiện nay, với EU, các doanh nghiệp ở EU phải đưa báo cáo đó cho một bên thứ ba là kiểm toán bắt đầu từ năm 2024.

“Nhìn chung, phải xác định phát triển bền vững là một xu thế không thể đảo ngược. Chúng ta phải chủ động nắm bắt để cố gắng làm sao bắt được nhịp cùng với thị trường” – ông Vương Đức Anh chia sẻ.

Doanh nghiệp đáp ứng ra sao?

Là những nhà sản xuất theo yêu cầu của khách hàng, Vinatex nhìn thấy rằng, tất cả những nhà mua hàng lớn trên thế giới hiện nay đều có một chiến lược phát triển bền vững của riêng mình, họ cũng công bố rộng rãi.

Đơn cử, Adidas với Nike đều đặt ra mục tiêu đến năm 2025 hay đến năm 2030 dùng 50% nguyên liệu tái chế được. Họ đều có một chương trình phát triển bền vững rất cụ thể và doanh nghiệp dệt may Việt Nam làm hàng theo yêu cầu của họ cũng phải có những thay đổi về mặt nguyên liệu. Ví dụ như doanh nghiệp trong ngành sợi của Vinatex, 20% sản phẩm ngành sợi đang theo hướng sợi tái chế và tuần hoàn. Doanh nghiệp phải mua bông organic hoặc mua những nguồn nguyên liệu mang tính chất tự nhiên và có thể tái chế được.

Về phía doanh nghiệp, Vinatex xác định phát triển bền vững sẽ là một câu chuyện về chiến lược đường dài và không thể một sớm một chiều, ngay lập tức chuyển đổi toàn bộ. Doanh nghiệp phải bám rất sát theo yêu cầu của khách hàng, cũng chính là yêu cầu của thị trường.

Đặc biệt, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dệt may trong năm 2023 đang suy giảm 8% so với năm ngoái và dự kiến tình hình cầu thấp này sẽ còn kéo dài đến cả năm 2024, khi mà các nước tiêu thụ lớn vẫn đang thắt chặt chi tiêu, thắt chặt chính sách tiền tệ, nhu cầu vẫn sẽ còn thấp và doanh nghiệp cũng sẽ phải nhìn nhận lại. Chiến lược phát triển bền vững của các hãng vẫn sẽ triển khai nhưng họ cũng cân đối, ở thời điểm này vẫn phải ưu tiên các sản phẩm phổ thông trước.

Còn về phía Vinatex, Tập đoàn đang chủ động khâu đào tạo nhân sự cho chiến lược phát triển bền vững này để thay đổi nhận thức về tăng trưởng bền vững. Bên cạnh đó, việc tổ chức sản xuất thử nghiệm đối với mặt hàng phát triển bền vững thực sự sẽ rất tốn kém, tốn nhiều chi phí và đang là mục tiêu nằm trong chiến lược trung và dài hạn.

Bên cạnh đó, ông Vương Đức Anh cho rằng, nếu muốn đáp ứng được tất cả yêu cầu phát triển bền vững trong thời gian tới thì sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt chính sách là rất cần thiết.

Hiện Chính phủ đã có kế hoạch, chương trình hành động liên quan đến phát triển bền vững, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa rõ ràng. Cần phải có những tiêu chí đặt ra, những mục tiêu và có những tiêu chí để định lượng và đưa ra những chính sách khuyến khích phù hợp liên quan đến đầu tư vào phát triển bền vững, vì yêu cầu tài chính để sản xuất thử những mặt hàng xanh rất tốn kém. Đây là một xu thế và tới đây sẽ thành quy định bắt buộc rồi, nên sự hỗ trợ từ Nhà nước đối với doanh nghiệp là rất quan trọng.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định EVFTA

Tin cùng chuyên mục

Hiệp định EVFTA - 'chất xúc tác' quan trọng nâng thương mại Việt Nam - Hà Lan lên 15 tỷ USD

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Hệ sinh thái tận dụng FTA - giải pháp để xuất khẩu điều thoát 'kiếp gia công', tăng giá trị

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Hệ sinh thái FTA - động lực và nền tảng vững chắc hơn cho xuất khẩu da giày

Tuân thủ các quy định SPS trong Hiệp định EVFTA

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Tận dụng EVFTA, xuất khẩu da giày tăng tốc vào EU

Hiệp định EVFTA giúp hàng Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh, tăng thị phần tại Thụy Điển

Hiệp định EVFTA thúc đẩy thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam

Hiệp định EVFTA - khơi thông dòng chảy cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp

Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

'Xanh hóa' để làm chủ cuộc chơi trong hiệp định EVFTA

Ngành dệt may giải bài toán xuất xứ hàng hoá trong hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA: Thu hút đầu tư, tạo sức bật cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

"Đường cao tốc" để nông sản Việt chinh phục thị trường EU

4 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Hợp tác thương mại Việt Nam - EU vươn lên tầm cao mới

Thực thi hiệu quả EVFTA, tạo xung lực mới trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Italia

Xuất khẩu sang các thị trường có FTA phục hồi, tăng trưởng tích cực

Việt Nam là một trong 3 điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp EU