Thứ tư 07/05/2025 06:11

Tiêu chí sắp xếp nhân sự ngành bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có hướng dẫn bố trí, sắp xếp nhân sự khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy tại các đơn vị trực thuộc ngành.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam nêu rõ, việc bố trí, sắp xếp nhân sự khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy, tổ chức đảng trong sắp xếp, bố trí cán bộ theo đúng quy định của Đảng và pháp luật. Đồng thời, việc sắp xếp, bố trí viên chức phải được thực hiện nghiêm túc, thận trọng, khoa học, chặt chẽ; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch theo nguyên tắc, tiêu chí cụ thể.

Ảnh minh họa

Theo đó, tiêu chí lựa chọn, bố trí, sắp xếp nhân sự được Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn cụ thể như sau:

Đối với chức danh lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở Trung ương; Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội khu vực

Trên cơ sở đề xuất của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ban hành các Quyết định bổ nhiệm nhân sự hoặc phê duyệt để Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định bổ nhiệm theo phân cấp.

Đối với các chức danh viên chức quản lý còn lại, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn tiêu chí lựa chọn, bố trí, sắp xếp, kiện toàn theo thẩm quyền như sau:

Tiêu chí cấp trưởng tại Tổ/Phòng thuộc các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở Trung ương

Xem xét lựa chọn trong số nhân sự đang giữ chức vụ cấp trưởng và tương đương tại đơn vị trước khi hợp nhất, sáp nhập để bố trí người đứng đầu tại Tổ/phòng. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức mới thì lựa chọn nhân sự từ nơi khác đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn và yêu cầu nhiệm vụ.

Tiêu chí cấp trưởng tại Phòng thuộc Bảo hiểm xã hội khu vực

Đối với cấp Phòng tổ chức lại mà không thuộc diện hợp nhất, sáp nhập thì xem xét đánh giá lại cán bộ để bố trí người đứng đầu đơn vị tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nếu vẫn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức mới và còn đủ thời gian công tác ít nhất đủ tuổi tái cử nhân sự Bí thư chi bộ nhiệm kỳ tiếp theo trở lên.

Đối với cấp Phòng thuộc diện hợp nhất, sáp nhập thì xem xét nhân sự bố trí giữ chức vụ Trưởng phòng và tương đương là Trưởng phòng và tương đương của các Phòng sáp nhập, hợp nhất tạo thành Phòng mới tính từ thời điểm thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị mà còn đủ thời gian công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ nhân sự Bí thư chi bộ trở lên và có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị mới dự kiến bố trí.

Đối với phòng thành lập mới thì xem xét lựa chọn trong số nhân sự đang giữ chức vụ cấp Trưởng phòng và tương đương trước hợp nhất, sáp nhập mà còn đủ thời gian công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ nhân sự Bí thư chi bộ trở lên (cụ thể: chi bộ trực thuộc (nhiệm kỳ 2,5 năm): nam sinh từ tháng 9/1965, nữ sinh từ tháng 02/1970 trở lại đây) và có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị mới dự kiến bố trí.

Tiêu chí cụ thể cấp trưởng tại bảo hiểm xã hội liên huyện thuộc bảo hiểm xã hội khu vực

Đối với bảo hiểm xã hội liên huyện tổ chức lại mà không thuộc diện hợp nhất, sáp nhập thì xem xét đánh giá lại cán bộ để bố trí người đứng đầu đơn vị tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nếu vẫn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức mới và còn đủ thời gian công tác ít nhất đủ tuổi tái cử nhân sự Bí thư chi bộ nhiệm kỳ tiếp theo trở lên (chi bộ cơ sở (nhiệm kỳ 5 năm): nam sinh từ tháng 01/1966, nữ sinh từ tháng 6/1970 trở lại đây).

Đối với bảo hiểm xã hội liên huyện thuộc diện hợp nhất, sáp nhập thì xem xét nhân sự là Giám đốc bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố, thị xã sáp nhập, hợp nhất tạo thành bảo hiểm xã hội liên huyện tính từ thời điểm thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị mà còn thời gian công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ nhân sự Bí thư cấp ủy trở lên (cụ thể: chi bộ cơ sở (nhiệm kỳ 5 năm): nam sinh từ tháng 4/1968, nữ sinh từ tháng 01/1972 trở lại đây) và có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của bảo hiểm xã hội liên huyện mới dự kiến bố trí.

Đối với viên chức, người lao động, thực hiện phương án sắp xếp nhân sự đồng bộ với sắp xếp tổ chức bộ máy; hợp nhất nguyên trạng nhân sự tại các đơn vị thực hiện sắp xếp, sáp nhập; đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị mới sau khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập, tinh gọn bộ máy.

Sau tinh gọn bộ máy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức từ trung ương đến địa phương theo hệ thống 3 cấp: Với 14 đơn vị tham mưu tại Trung ương; 35 bảo hiểm xã hội khu vực và 350 bảo hiểm xã hội liên huyện. Số lượng đầu mối trong toàn ngành bảo hiểm xã hội đã giảm từ 1.470 xuống còn 747 đầu mối đơn vị (giảm 723 đơn vị, tương ứng 49,2%).

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

SeAMobile nhận xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2025 tăng trưởng 14,6%

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4, cơ hội tốt “bắt đáy”

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh

BAOVIET Bank cho vay cá nhân lãi suất chỉ từ 3%

HDBank lãi 5.350 tỷ, khởi động mô hình tập đoàn tài chính

KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Tài sản số, tín chỉ carbon: 'Mảnh ghép' mới cho tài sản bảo đảm?