Thứ hai 25/11/2024 09:40

Tiết kiệm chi ngân sách hơn 2.000 tỷ đồng từ sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã

Nhờ thực hiện tốt công tác quán triệt, triển khai thực hiện chủ trương, pháp luật về sắp xếp đơn vị hành chính nên việc sắp xếp đơn vị hành chính ở đa số địa phương đã bảo đảm đúng quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, quy trình và tiến độ theo kế hoạch, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân.

Bảo đảm đúng mục tiêu, quy trình, tiến độ

Sáng ngày 14/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiến hành xem xét báo cáo kết quả bước đầu của Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021” và quyết định việc lựa chọn đơn vị, địa phương để tiến hành giám sát thực tế.

Phiên họp thứ 9 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 14/3

Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát - Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, trong giai đoạn 2019-2021, Chính phủ đã trình UBTVQH ban hành tổng cộng 48 nghị quyết về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã của 45 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong số 45 tỉnh, thành phố đã thực hiện sắp xếp ĐVHC trong giai đoạn 2019-2021 thì đa số các địa phương (30/45 tỉnh, thành phố) thuộc khu vực từ Thừa Thiên Huế trở ra là có nhiều ĐVHC được sắp xếp; 15 tỉnh, thành phố còn lại ở khu vực phía Nam có số lượng ĐVHC được sắp xếp không lớn.

Đoàn giám sát nhận thấy, nhờ thực hiện tốt công tác quán triệt, triển khai thực hiện chủ trương, pháp luật về sắp xếp ĐVHC nên việc sắp xếp ĐVHC ở đa số địa phương đã bảo đảm đúng quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, quy trình và tiến độ theo kế hoạch, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân. “Thực tiễn đã cho thấy, nơi nào có sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự quyết liệt chỉ đạo của cấp ủy (đặc biệt là đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy) thì nơi đó làm rất tốt việc sắp xếp ĐVHC” - ông Hoàng Thanh Tùng nói.

Đánh giá cụ thể hiệu quả của việc sắp xếp ĐVHC, ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, thứ nhất, về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã tinh gọn được tổ chức bộ máy thông qua việc giảm được 08 ĐVHC cấp huyện và 561 ĐVHC cấp xã; 3.437 cơ quan, tổ chức ở cấp xã và 429 cơ quan, tổ chức ở cấp huyện; đã rà soát, bố trí sử dụng những cán bộ, công chức có năng lực, trình độ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị của các ĐVHC cấp huyện, cấp xã mới hình thành sau sắp xếp và thực hiện tinh giản đối với những người không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; đã chủ động thực hiện sắp xếp, sáp nhập các thôn, tổ dân phố chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định.

Thứ hai, về ngân sách nhà nước, theo báo cáo của Chính phủ, đã tiết kiệm chi ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2019-2021 khoảng 2.008,63 tỷ đồng, trong đó giảm chi hoạt động của chính quyền cấp huyện, cấp xã là 1.132,63 tỷ đồng và giảm chi phụ cấp người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố khoảng 876 tỷ đồng.

Tuy nhiên, cũng do thời gian thực hiện còn ngắn nên ở một vài địa phương, tổng kinh phí tiết kiệm được do thực hiện sắp xếp chưa được thể hiện rõ do nguồn kinh phí tiết kiệm được chưa bảo đảm đủ cho việc chi các chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau sắp xếp. Về vấn đề này, Đoàn giám sát sẽ trực tiếp làm việc với địa phương để tìm hiểu cụ thể tình hình.

Thứ ba, về hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, theo báo cáo của các địa phương, sau khi thực hiện sắp xếp ĐVHC, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập sau khi sắp xếp ĐVHC cơ bản đạt kết quả tốt, bảo đảm các chỉ tiêu đề ra; đồng thời, công tác quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn đều được bảo đảm.

Để có cơ sở phân tích, đánh giá sâu hơn về hiệu quả của việc sắp xếp ĐVHC trên từng khía cạnh, Đoàn giám sát đã có văn bản đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cung cấp thêm thông tin liên quan cho Đoàn giám sát.

Dự kiến lựa chọn 06 tỉnh tiến hành giám sát thực tế

Về việc triển khai thực hiện sắp xếp ĐVHC trong giai đoạn 2022 - 2030, trên cơ sở tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2019 - 2021, Chính phủ có 04 kiến nghị, đề xuất về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 653 trong khi chưa có văn bản mới thay thế; việc sửa đổi các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn của ĐVHC, phân loại đô thị và sắp xếp ĐVHC; việc kéo dài thời hạn đánh giá lại phân loại đô thị từ 5 năm thành từ 5 - 10 năm đối với các ĐVHC đô thị và việc xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu

Đoàn giám sát sẽ tiếp tục nghiên cứu, phân tích các kiến nghị của Chính phủ và các địa phương để trao đổi, làm rõ hơn khi làm việc với các cơ quan. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến việc xây dựng Quy hoạch tổng thể ĐVHC theo yêu cầu của Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị; các nguyên tắc, tiêu chí sắp xếp ĐVHC trong giai đoạn 2022 - 2030; việc ban hành Nghị quyết mới của UBTVQH làm cơ sở cho việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2022 - 2030.

Đồng thời, việc nghiên cứu, sửa đổi các quy định của Nghị quyết số 1211 bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và bảo đảm tính ổn định, lâu dài của các ĐVHC; việc nghiên cứu, sửa đổi các quy định của Nghị quyết số 1210 về phân loại đô thị để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và tạo cơ sở pháp lý để thực hiện việc sắp xếp ĐVHC trong giai đoạn 2022 - 2030.

Sau phiên họp thứ 9 của UBTVQH, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các thành viên UBTVQH và kết luận của Chủ tịch Quốc hội, Đoàn giám sát sẽ họp phiên thứ hai để cho ý kiến về Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương; báo cáo về những vấn đề nổi lên qua tổng hợp các báo cáo của các cơ quan, địa phương; thống nhất về Kế hoạch khảo sát, làm việc tại một số địa phương; phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên Đoàn giám sát trong việc thực hiện các công việc trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, tổ chức khảo sát thực tế, làm việc với các địa phương sau khi có sự chỉ đạo, điều hòa của UBTVQH (tháng 4/2022). Dự kiến lựa chọn 06 tỉnh, gồm Cao Bằng, Hòa Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Quảng Trị (căn cứ vào các đặc điểm, yếu tố có tính điển hình, đặc thù của các địa phương này).

Ngoài ra, tổ chức làm việc với Chính phủ để thống nhất các vấn đề thuộc nội dung Báo cáo kết quả giám sát (dự kiến trong tháng 4/2022); tiếp tục xây dựng, hoàn thiện dự thảo Báo cáo kết quả giám sát để xin ý kiến các cơ quan, bảo đảm chất lượng, tiến độ trình UBTVQH theo kế hoạch, cố gắng hoàn thành sớm hơn thời hạn đã định (tháng 9/2022)…

Quỳnh Nga

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia