Thứ tư 20/11/2024 22:26

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn

Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý đối với các lĩnh vực, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực, sản phẩm, hàng hóa được phân công, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩnkỹ thuật lĩnh vực Công Thương.

Ông Trần Việt Hòa - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) - cho biết, trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp, đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, công bố 18 tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) do Bộ Công Thương tổ chức biên soạn thuộc lĩnh vực khoáng sản, luyện kim và công nghiệp tiêu dùng và đã hoàn thành, chuẩn bị công bố 7 TCVN về thuốc lá. Đồng thời, phối hợp Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam xây dựng 6 tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượngcho các sản phẩm thiết bị điện tiêu thụ năng lượng phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Các doanh nghiệp tích cực áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia

Ngoài ra, Bộ Công Thương đã phối hợp cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) triển khai biên soạn, sửa đổi, bổ sung 6 tiêu chuẩn quốc gia về LNG. “Các dự thảo trên đã cơ bản hoàn thành việc biên soạn, lấy ý kiến các bên liên quan và dự kiến chuyển sang Bộ Khoa học và Công nghệ để thẩm định, công bố trong 6 tháng cuối năm 2022” - ông Trần Việt Hòa cho hay.

Về quy chuẩn Việt Nam (QCVN), trong năm 2021, Bộ Công Thương đã ban hành 7 QCVN phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đối với lĩnh vực an toàn, vật liệu nổ công nghiệp và thực hiện việc đăng ký QCVN. Bộ cũng đã tổ chức các hội nghị phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về an toàn trong khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất tại Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố; hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện QCVN dưới các hình thức như trả lời qua email, điện thoại, tham gia phổ biến tại các hội nghị do các sở Công Thương tổ chức.

Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Công Thương cũng đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận hoạt động cho 11 tổ chức đánh giá sự phù hợp, trong đó, 6 tổ chức thử nghiệm, 5 tổ chức chứng nhận; tiến hành đánh giá và cấp Quyết định chỉ định cho 5 lượt tổ chức đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương. Các đơn vị thuộc khối cơ quan Bộ Công Thương đã duy trì việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia: TCVN ISO 9001: 2015, đảm bảo mục tiêu chất lượng và kế hoạch thực hiện đã đề ra.

Về hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Công Thương trong thời gian qua. “Hai bên đã “sát cánh” trong công tác xây dựng, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quản lý nhà nước về đo lường, công tác đánh giá sự phù hợp, quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa…” – ông Linh nhấn mạnh và cho biết, tổng cục đã thường xuyên phối hợp với Bộ Công Thương để đưa thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp, nhất là các biện pháp TBT (hàng rào kỹ thuật trong thương mại) của các nước đang cảnh báo đến cộng đồng doanh nghiệp, cũng như phối hợp với các đơn vị của bộ để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam…

Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch tổng thể hoàn thiện hệ thống TCVN, QCVN ngành Công Thương đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, là một trong các chương trình khoa học - công nghệ được ngành Công Thương ưu tiên thực hiện giai đoạn 2021 - 2025.
Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Khoa học và công nghệ

Tin cùng chuyên mục

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Quảng Nam: Các tổ công nghệ số cộng đồng thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

Cảnh báo: Các cú pháp nhận ưu đãi từ Viettel là thông tin thất thiệt

Thế giới thiếu hụt khoảng 4 triệu chuyên gia an ninh mạng

3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Hiệu quả cao nhờ chuyển đổi số

Ngành sản xuất là lĩnh vực bị mã độc tấn công nhiều nhất tại Việt Nam

AI tạo sinh mang lại cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp?

Ứng dụng Rakuten Viber ra mắt tính năng mới, thêm trải nghiệm cho người dùng

Analog Devices và Flagship Pioneering “bắt tay” đẩy nhanh tốc độ phát triển thế giới sinh học

Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024

Người dùng thích ứng ra sao sau 1 tháng thực hiện xác thực sinh trắc học?

Nở rộ dịch vụ ''lấy lại tiền bị lừa'' trên mạng xã hội, Cục An toàn thông tin khuyến cáo gì?