Thứ ba 05/11/2024 17:22

Tiềm năng hợp tác toàn diện Việt Nam-Kazakhstan là rất lớn

​Đại sứ Việt Nam tại Kazakhstan Nguyễn Văn Hòa nhận định, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Kazakhstan trong những năm qua đã có những bước phát triển tích cực, song hoàn toàn chưa xứng tầm với sự phát triển quan hệ chính trị và tiềm năng hai nước.

Đánh giá về thực trạng quan hệ song phương hiện nay, Đại sứ Nguyễn Văn Hòa cho biết quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước đã có từ những năm 1950 trong khuôn khổ quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây. Từ năm 1991, khi Kazakhstan tuyên bố độc lập và nhất là từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 29/6/1992, quan hệ Việt Nam-Kazakhstan mới thực sự bước vào giai đoạn phát triển chính thức, đầy đủ. Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev tháng 11/2011 và chuyến thăm Kazakhstan của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hồi tháng 9/2012 là động lực thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh hơn trên tất cả các lĩnh vực. Về quan hệ chính trị, Kazakhstan đã mở đại sứ quán tại Hà Nội vào đầu năm 2014. Việt Nam và Kazakhstan luôn có tiếng nói chung tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Hai bên ủng hộ nhau tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, hàng năm họp tham vấn chính trị cấp thứ trưởng ngoại giao hai nước. Về quan hệ kinh tế, kim ngạch ngoại thương giữa hai nước ngày càng tăng, năm 2014 đạt hơn 213 triệu USD, tăng gần gấp hai lần so với năm 2013. Năm ngoái, số khách du lịch Kazakhstan vào Việt Nam đạt hơn 9.500 lượt người, gấp hơn 2,5 lần so với năm 2013. Kazakhstan đã mở đường bay trực tiếp từ thành phố Almaty đến thành phố Hồ Chí Minh với tần suất 2 chuyến/tuần. Tuy nhiên, đầu tư của hai bên vẫn còn hạn chế, trao đổi văn hóa và thể thao cũng chưa đáng kể. Hiện Việt Nam có 7 sinh viên đang theo học tại các trường đại học của Kazakhstan và nước này đã cử hai sinh viên sang học đại học tại Hà Nội. Nhiều hiệp định đã được ký tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển quan hệ trong các lĩnh vực khác nhau như khuyến khích và bảo hộ đầu tư, tránh đánh thuế hai lần, làm việc có thời hạn, bảo vệ thực vật, du lịch, giáo dục và đào tạo… Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Âu-Á (Kazakhstan là một thành viên) sắp được ký sẽ mở ra cơ hội mới phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước. Đại sứ Nguyễn Văn Hòa cho rằng tiềm năng hợp tác toàn diện giữa hai nước rất lớn, để phát huy tối đa tiềm năng hợp tác giữa hai nước, về chính trị, cần tiếp tục đẩy mạnh các quan hệ song phương, chú ý hợp tác tại các tổ chức khu vực và thế giới; về kinh tế, cả hai nước đều có các thế mạnh để phát triển hợp tác, vì vậy cần thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận đã ký. Kazakhstan là thị trường đầy tiềm năng cho hàng nông nghiệp, thực phẩm, hàng dệt may, tiêu dùng và hàng điện tử các loại. Các bộ, ngành liên quan phải có các chính sách khuyến khích cụ thể, phù hợp để động viên các doanh nghiệp Việt Nam vào cuộc. Ngành du lịch nên năng động hơn, phối hợp chặt chẽ với nhau và với các đối tác bạn để thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch Kazakhstan. Cần phát triển hợp tác khai thác dầu khí, than đá, khoáng sản tại Kazakhstan, coi đây là lĩnh vực trọng tâm trong hợp tác lâu dài giữa hai bên nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng, nguyên liệu khoáng sản cho một nước Việt Nam công nghiệp từ sau năm 2020. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cần tích cực triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã ký với thành phố Astana và Almaty... Đánh giá về vai trò của cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan trong việc củng cố và phát triển quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, Đại sứ Nguyễn Văn Hòa cho biết cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan có số lượng khoảng từ 30-40 người, tất cả đều chấp hành tốt luật pháp nước sở tại, đồng thời có tinh thần đoàn kết, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau. Hội Người Việt Nam tại đây đã được thành lập từ khi thành lập Đại sứ quán (năm 2008) và hoạt động khá tốt.

Theo Vietnam+

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia

Hiệp định EVFTA - 'đại lộ' đưa hàng hóa Việt Nam tiến sâu vào thị trường Pháp

Bật cơ chế 'phòng hơn chống' trước 'bão' phòng vệ thương mại từ thị trường Hoa Kỳ

Algeria ấn định giá trần cà phê và biên độ lợi nhuận đối với nhà nhập khẩu

Thương vụ Việt Nam tại Pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, giao lưu thương mại giữa doanh nghiệp hai nước

Gastech 2024 tại Houston (Hoa Kỳ): Cơ hội tìm hiểu, tiếp cận với các tập đoàn lớn ngành dầu khí quốc tế

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore vượt 21 tỷ SGD