Thứ ba 26/11/2024 18:36

Tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Đài Loan

Các doanh nghiệp Đài Loan tin tưởng vào tiềm năng phát triển quan hệ đối tác kinh tế và thương mại với Việt Nam, nhất là khi Đài Loan gia nhập thành công Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Chia sẻ cụ thể về tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Đài Loan, đại diện Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc (TECO) cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng CPTPP sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là nông sản và thủy sản, sang thị trường Đài Loan.”

Những năm gần đây, Việt Nam hoan nghênh các nhà đầu tư Đài Loan đầu tư vào các lĩnh vực điện tử, công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phụ trợ, năng lượng tái tạo, nông nghiệp chất lượng cao. Đây được biết đến là các lĩnh vực mà doanh nghiệp Đài Loan có thế mạnh, đồng thời cũng là các lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu phát triển và thúc đẩy đầu tư.

Trang trại năng lượng gió ngoài khơi ở Đài Loan | Nguồn: Green Investment Group

Các nhà đầu tư Đài Loan đã có mặt ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế của Việt Nam. Trong đó phải kể đến đã có nhiều dự án quy mô lớn, mang lại những đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam.

“Tiềm năng liên kết và hợp tác giữa Đài Loan và Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp, bao gồm sản xuất dệt may, tự động hóa trong ngành công nghiệp ô tô - xe máy, thành phố thông minh, công nghệ điện tử, hậu cần dây chuyền lạnh, công nghệ nông nghiệp, đào tạo và phát triển kỹ năng con người là vô cùng mạnh mẽ, tạo nên nhiều lợi thế cho mối quan hệ hợp tác song phương.” - Đại diện TECO nhận định.

Việt Nam được biết tới là điểm đến hấp dẫn, thu hút dòng vốn FDI bởi lợi thế ổn định về mặt chính trị, đảm bảo sự lành mạnh, công khai và minh bạch trong chính sách đầu tư; cùng với đó là môi trường kinh doanh mở với các chỉ số tích cực về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

Theo dữ liệu từ Ngân hàng Phát triển châu Á, nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á vào năm 2022, dự kiến ở mức 6,5%; mở ra nhiều cơ hội giúp Việt Nam vươn lên trở thành đối tác kinh tế và thương mại hàng đầu trong khu vực.

Nếu so sánh với các thị trường lao động trong cùng khu vực, Việt Nam được đánh giá cao bởi thị trường lao động trẻ, dồi dào với hơn ¾ dân số trên 15 tuổi tham gia lực lượng lao động; cùng với đó là tinh thần đoàn kết, năng động và sáng tạo - đây là nguồn nội lực sinh quan rất quan trọng để Việt Nam có thể vươn xa “sánh vai với các cường quốc năm châu”.

Trong công cuộc cạnh tranh thương mại, chi phí lao động sản xuất ở Việt Nam cũng là yếu tố quyết định để các doanh nghiệp nước ngoài rót vốn đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất tại quốc gia này. Cụ thể, ước tính chi phí lao động tại Trung Quốc năm 2018 là 5,51 USD/giờ, trong khi đó con số này là 2,73 USD/giờ tại Việt Nam.

Đáng nói hơn hết, lợi thế về vị trí địa lý đã đem lại cho nền kinh tế biển Việt Nam một tiềm năng phát triển vô cùng lớn. Nước ta có đường biển dài, khí hậu nhiệt đới gió mùa, đây là điều kiện thuận lợi để tạo nguồn năng lượng tái tạo dồi dào như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy điện nhỏ, năng lượng đại dương, năng lượng sinh khối và năng lượng địa nhiệt.

Theo hãng nghiên cứu Wood Mackenzie, Việt Nam được dự báo là thị trường đứng thứ 17 trong top 20 thị trường điện gió lớn nhất thế giới với gần 10 GW công suất lắp đặt mới trong giai đoạn 2021-2030. Vừa qua, trang tin công nghệ Tech Wire Asia đã đưa ra lời nhận định rằng Việt Nam sẽ trở thành “Cường quốc Năng lượng Xanh” ở châu Á.

Là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất Đông Nam Á, bên cạnh đó là công suất lắp đặt điện mặt trời cao nhất khu vực, Việt Nam có đủ điều kiện để trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực và thế giới về năng lượng tái tạo. Theo các chuyên gia dự đoán, nếu tiếp tục duy trì tốc độ mở rộng năng lượng tái tạo như 2 năm qua, Việt Nam sẽ vươn cao hơn nữa trong bảng xếp hạng, có thể vượt qua các quốc gia Australia, Italy về phát triển năng lượng tái tạo và các giải pháp năng lượng sáng tạo.

Trong khi đó, Đài Loan là một trong bốn "Con Rồng Châu Á", với nền kinh tế không chỉ phát triển nhanh chóng mà còn vô cùng sáng tạo, mang đậm dấu ấn riêng. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, kinh tế Đài Loan xếp vị trí thứ 15 toàn cầu và thứ 4 đối với khu vực châu Á. Từ năm 2017, lĩnh vực công nghiệp xanh của Đài Loan có kim ngạch xuất khẩu 9.829 tỷ đô la, chiếm 3,1% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu.

Vốn được biết đến với bề dày kinh nghiệm tích lũy trong việc phát triển công nghiệp năng lượng xanh, Đài Loan có thể đồng hành và sử dụng thế mạnh của mình để giúp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp tiềm năng này.

Tại thị trường Việt Nam, trong lĩnh vực năng lượng, doanh nghiệp Đài Loan không chỉ bán sản phẩm năng lượng đơn thuần mà còn có thể bán cả giải pháp để tiết kiệm tối đa chi phí cho năng lượng trong chiếu sáng, sản xuất cho doanh nghiệp Việt.

Thông qua các buổi triển lãm điển hình như Triển lãm công nghiệp xanh Đài Loan, Triển lãm Nhiệt điện quốc tế Đài Loan, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm các cơ hội cập nhật xu hướng phát triển của năng lượng xanh, năng lượng tái tạo tại Đài Loan và trên thế giới. Đồng thời mở ra cơ hội hợp tác song phương cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyên ngành năng lượng.

Trên thực tế, Việt Nam có thể học hỏi được khá nhiều điều từ Đài Loan trong vấn đề phát triển kinh tế bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường. Nhìn chung, Đài Loan và Việt Nam đều đã từng gặp rất nhiều trở ngại do nền kinh tế kém phát triển, nền nông-công nghiệp lạc hậu, xu hướng thất nghiệp diễn ra phổ biến và mức sống thấp. Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, Đài Loan đã tập trung kích thích ngành công nghiệp và dịch vụ. Quá trình phát triển kinh tế của Đài Loan đã trải qua nhiều giai đoạn, song hiện tại, Đài Loan đang phát triển nền công nghiệp xanh giá trị cao, xây dựng kinh tế dựa vào tri thức.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/11: Nga bắt giữ cựu binh Anh ở Ukraine; Kiev công bố ảnh đầu đạn tên lửa Oreshnik

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức thành công diễn tập cứu hộ cứu nạn

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Hệ sinh thái FTA: Giải pháp tốt cho ngành dệt may tận dụng Hiệp định UKVFTA

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga

Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Quần áo ‘made in Viet Nam’, rau quả ‘farm in Viet Nam’ xuất hiện nhiều tại Vương quốc Anh

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Hợp tác Việt Nam - Litva: Tài chính công nghệ, hàng không, năng lượng những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả