Thương mại với các nước châu Á, châu Phi: Những bước tiến vượt bậc

Trong suốt 70 năm (1951 – 2021), với những nỗ lực không ngừng của ngành Công Thương, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khu vực châu Á, châu Phi ngày càng được phát triển, với đa dạng hóa nhóm mặt hàng xuất khẩu theo từng thị trường cụ thể và đa dạng hóa thị trường cho các nhóm mặt hàng cụ thể.

Mang màu sắc mới

Hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung trọng tâm của hội nhập quốc tế và là một bộ phận quan trọng, xuyên suốt của công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Từ nhu cầu thực tế phải tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế để phá thế bị bao vây, cô lập ở những năm đầu thập kỷ 90, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đến nay đã mang một sắc thái mới.

Ngược thời gian trở về những năm 1955, các tổ chức kinh tế Việt Nam mới chỉ đặt quan hệ xuất nhập khẩu với các công ty Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Sri Lanka,… và đến năm 1964, miền Bắc đã có quan hệ thương mại với 40 nước so với 10 nước của năm 1955.

Thương mại với các nước châu Á, châu Phi: Những bước tiến vượt bậc
Việt Nam luôn coi trọng, phát triển thị trường khu vực Á - Phi

Tuy nhiên, đặc điểm cơ bản của hoạt động ngoại thương giai đoạn 1955- 1975 là xuất khẩu tăng chậm và xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa, các nước này chiếm từ 85 - 90% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của ta với nước ngoài.

Bắt đầu từ năm 1986, hoạt động ngoại thương của Việt Nam mới thực sự có những bước tiến vượt bậc. Nhờ thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại đến nay, Việt Nam đã có quan hệ xuất nhập khẩu với hơn 100 nước và lãnh thổ thuộc đủ các châu lục trên thế giới. Cụ thể, Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác thương mại với EU; bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ (12/7/1995); Việt Nam đã gia nhập ASEAN (năm 1995). Ngoài ra, nước ta cũng đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế quốc tế. Đây là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mở rộng xuất nhập khẩu và hợp tác kinh tế với các nước và các tổ chức kinh tế khu vực.

Theo Vụ Thị trường châu Á, châu Phi, thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này đã có sự thay đổi rất cơ bản. Quan hệ thương mại với các nước thuộc khu vực châu Á, châu Mỹ, châu Đại dương tăng dần trong xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam; trong khi đó, quan hệ thương mại với khu vực châu Âu, đặc biệt là Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô (cũ) giảm mạnh vào những năm 80 và nửa đầu 1990.

Đến năm 2001-2010, hoạt động ngoại thương của ViệtNam đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007. Đây trở thành cột mốc quan trọng đối với hoạt động thương mại của Việt Nam. Tiếp đó là đàm phán FTA song phương với EU, Nhật Bản, Chi Lê được khởi động và thu được những kết quả quan trọng. Đến tháng 12/2008, Hiệp định Đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản được ký kết. Trong giai đoạn này, các thị trường chủ lực vẫn là châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Đại Dương. Trong đó, chủ yếu là: ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ.

Còn trong giai đoạn năm 2011 – 2020, về cơ bản, khu vực châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu truyền thống, quan trọng của Việt Nam với tỷ trọng ổn định trên dưới 50% trong tổng giá trị xuất khẩu ra thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã và đang không ngừng đa dạng hóa nhóm mặt hàng xuất khẩu theo từng thị trường cụ thể cũng như đa dạng hóa thị trường cho các nhóm mặt hàng cụ thể để linh hoạt với sự thay đổi của nhu cầu thị trường.

Quy mô thương mại tăng vượt bậc

Năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Sau 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, khu vực này đã trở thành một trong những đối tác kinh tế - thương mại quan trọng của Việt Nam. So với thời điểm bắt đầu tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khu vực ASEAN đã tăng hơn 9,7 lần, từ 5,9 tỷ USD năm 1996 lên 57,5 tỷ USD trong năm 2019. Năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – ASEAN đạt 53,7 tỷ USD do ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu là 23,2 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 30,5 tỷ USD năm 2020.

Đối với khu vực Đông Bắc Á, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản là những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam về đầu tư, thương mại, ODA. Cụ thể, với Hàn Quốc, trước khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước chính thức được thiết lập, quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc còn ở mức rất thấp. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc năm 1983 mới chỉ đạt 22,5 triệu USD. Tuy nhiên, đến năm 2015, quan hệ thương mại giữa hai nước đã phát triển vượt bậc khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) chính thức có hiệu lực. Hiện, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Trung Quốc và Hoa Kỳ) với kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 66 tỷ USD; là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và ASEAN) và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau Trung Quốc. Hàn Quốc cũng là nhà đầu tư FDI lớn nhấtvào Việt Nam với tổng số vốn lũy kế đến đầu năm 2021 đạt 70,4 tỷ USD, đứng thứ hai về hỗ trợ phát triển chính thức (vốn ODA sau Nhật Bản).

Với Nhật Bản, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Nếu như năm 2005, đạt 8,5 tỷ USD, thì đến năm 2009 đã tăng 13,7 tỷ USD và lên tới gần 40 tỷ USD vào năm 2019. Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc) và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 (sau Trung Quốc và Hàn Quốc). Việt Nam cũng đang là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Nhật Bản.

Còn với Trung Quốc, kể từ khi bình thường hóa năm 1991 cho đến nay, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã phát triển sâu rộng trên tất cả lĩnh vực, đặc biệt là quan hệ thương mại song phương. Quy mô thương mại hai chiều từ mức chỉ 30 triệu USD năm 1991 đã tăng trưởng vượt bậc (gần 4.000 lần) sau 30 năm. Đặc biệt, sau hơn 10 năm thực thi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), quy mô thương mại Việt Nam – Trung Quốc đã đạt tới 133,1 tỷ USD vào năm 2020.

Trong khi đó, với khu vực châu Đại Dương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Australia từ năm 1973 và với New Zealand từ năm 1975. Trong hơn 40 năm qua, quan hệ giữa Việt Nam với Australia và New Zealand đã được liên tục củng cố và phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Australia và New Zealand cao hơn sau khi hiệp định có hiệu lực vào năm 2010. Trong cả năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Đại Dương đạt 9,4 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2019.

Một khu vực có nhiều tiềm năng hợp tác với Việt Nam phải kể đến nữa là Tây Á – châu Phi, khu vực với quy mô dân số hơn 1,6 tỷ dân. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của ngành Công Thương, quy mô thương mại giữa Việt Nam với các nước Tây Á – châu Phi cũng tăng trưởng vượt bậc, từ vài trăm triệu USD những năm 90 của thế kỷ trước đã tăng lên 31 tỷ USD vào năm 2019.

Có thể nói, hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp cho Việt Nam bước sang một trang mới, tầm cao mới, góp phần phát triển thị trường, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu sang khu vực Á – Phi một cách bền vững.

Từ nhu cầu thực tế phải tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế để phá thế bị bao vây, cô lập ở những năm đầu thập kỷ 90, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đến nay đã mang một sắc thái mới.
Minh Tuệ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Đẩy mạnh kết nối xúc tiến thương mại – đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam với vùng Nam Hoa Kỳ

Đẩy mạnh kết nối xúc tiến thương mại – đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam với vùng Nam Hoa Kỳ

Tọa đàm: “Đẩy mạnh xuất khẩu và thúc đẩy phát triển xanh, bền vững giữa địa phương Việt Nam với các đối tác Hoa Kỳ” đã diễn ra tại TP. Houston,Texas, Hoa Kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Kỳ vọng đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại.
Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Với quy mô 100 gian hàng, Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức đã chính thức khai mạc tối 25/4.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Thêm một sản phẩm chế biến từ nông sản Việt Nam có mặt tại Mỹ

Thêm một sản phẩm chế biến từ nông sản Việt Nam có mặt tại Mỹ

Lô hàng nước mía ép nguyên chất đóng lon của Công ty Lasuco được doanh nhân người gốc đảo quốc Haiti,đưa vào phân phối tại các cửa hàng tiện lợi và siêu thị ở Mỹ.
Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại và Business France

Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại và Business France

Chiều ngày 25/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại và Cơ quan thương mại Business France đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác.
Đưa Tây Nguyên ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương

Đưa Tây Nguyên ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương

Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Tây Nguyên được kỳ vọng sẽ giúp khu vực thoát khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương.
Xúc tiến thương mại: Đồng hành tiêu thụ, phát triển thị trường cho sản phẩm kinh tế tập thể, hợp tác xã

Xúc tiến thương mại: Đồng hành tiêu thụ, phát triển thị trường cho sản phẩm kinh tế tập thể, hợp tác xã

Công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phát triển thị trường gắn hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể đã trở thành một trong những nhiệm vụ của Bộ Công Thương.
Mining Vietnam - cầu nối giao thương cho doanh nghiệp ngành khai khoáng, xây dựng

Mining Vietnam - cầu nối giao thương cho doanh nghiệp ngành khai khoáng, xây dựng

Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp Khai thác, Khôi phục Tài nguyên khoáng sản và Xây dựng Việt Nam đã được tổ chức tại Hà Nội.
Nhà mua hàng quốc tế “đổ bộ” tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam

Nhà mua hàng quốc tế “đổ bộ” tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam

Triển lãm Nguồn cung ứng quốc tế 2024 hứa hẹn thu hút hơn 8.000 nhà mua hàng từ hơn 150 quốc gia tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam.
Xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại làm

Xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại làm ''cầu nối'' thu hút đầu tư

Để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, nhiều địa phương hướng đến xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại và đầy đủ chức năng.
Hàng trăm hợp đồng thương mại được ký kết tại Contech Vietnam và EL Vietnam 2024

Hàng trăm hợp đồng thương mại được ký kết tại Contech Vietnam và EL Vietnam 2024

Sau 4 diễn ra, 2 triển lãm Contech Vietnam 2024 và EL Vietnam 2024 đã thu hút hàng nghìn khách tham quan thương mại, có hàng trăm hợp đồng được ký kết.
Giá trị cốt lõi là “thước đo” khẳng định uy tín, vị thế của Thương hiệu Quốc gia

Giá trị cốt lõi là “thước đo” khẳng định uy tín, vị thế của Thương hiệu Quốc gia

Trong thời đại có nhiều thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh gay gắt với sự hỗ trợ của công nghệ, trí tuệ nhân tạo, những giá trị cốt lõi càng trở nên quan trọng...
Cơ hội giao thương, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp khai khoáng, xây dựng

Cơ hội giao thương, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp khai khoáng, xây dựng

Triển lãm về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và Xây dựng Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ, học hỏi về công nghệ mới.
TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc Phiên chợ xanh tử tế với hàng nghìn sản phẩm xanh

TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc Phiên chợ xanh tử tế với hàng nghìn sản phẩm xanh

Người dân TP. Hồ Chí Minh có cơ hội lựa chọn hàng nghìn sản phẩm nông sản đặc sản, từ 50 tỉnh thành trên cả nước tại Phiên chợ xanh tử tế để phục vụ gia đình.
Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc – Điện Biên 2024

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc – Điện Biên 2024

Lễ Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc – Điện Biên 2024 diễn ra tại TP. Điện Biên Phủ, tối ngày 19/4/2024.
Các đại siêu thị hàng đầu tại Mỹ La tinh ồ ạt đổ bộ Viet Nam International Sourcing 2024

Các đại siêu thị hàng đầu tại Mỹ La tinh ồ ạt đổ bộ Viet Nam International Sourcing 2024

Hàng loạt các nhà phân phối hàng đầu tại Mỹ Latinh đã đăng ký tham dự và đặt kỳ vọng vào việc thu mua hàng hóa tại Viet Nam International Sourcing năm nay.
Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore

3 tháng đầu năm 2024 Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động