Thứ bảy 28/12/2024 02:09

Thực phẩm Halal: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Thị trường thực phẩm Halal toàn cầu có tiềm năng rất lớn và đang ngày càng phát triển với tốc độ nhanh mở ra cơ hội lớn đối với Việt Nam.

Chia sẻ tại Diễn đàn “Tiềm năng thị trường thực phẩm Halal toàn cầu và cơ hội với Việt Nam” diễn ra ngày 30/11, ông Nguyễn Thanh Sơn- Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao - cho hay, thế giới có gần 2 tỷ người Hồi giáo với mức chi tiêu cho thực phẩm Halal khoảng 1.400 tỷ USD vào năm 2020 và dự báo sẽ tăng hơn 10 lần lên tới 15.000 tỷ USD vào năm 2050. Nhu cầu về sản phẩm Halal gia tăng mạnh không chỉ vì sự tăng nhanh của dân số Hồi giáo mà còn phản ánh xu hướng nhiều người không theo đạo Hồi ở những nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU… ngày càng ưa chuộng các sản phẩm Halal do đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường…

“Đây là cơ hội lớn cho các nước XK lương thực, thực phẩm và các chế phẩm từ nông nghiệp như Việt Nam” - Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Việt Nam có những lợi thế quan trọng như vị trí địa lý gần những thị trường Halal lớn khi khoảng 62% dân số Hồi giáo tập trung tại châu Á. Đối với khu vực Trung Đông - châu Phi, Việt Nam đang tích cực triển khai đề án phát triển quan hệ với các nước trong khu vực giai đoạn 2016 – 2025, trong đó có việc thực hiện các Tuyên bố cấp cao của Việt Nam với một số đối tác quan trọng về hợp tác, thúc đẩy xuất, nhập khẩu và chứng nhận các sản phẩm Halal.

Mặc dù rất tiềm năng, nhưng sự tham gia của các DN Việt Nam vào thị trường Halal đến nay còn hạn chế. Theo Trung tâm Halal Việt Nam, nhiều DN còn gặp khó khăn trong việc cấp chứng nhận Halal và thiếu thông tin về thị trường, văn hóa kinh doanh, tiêu dùng để tham gia sâu vào thị trường Halal…

Để nắm bắt cơ hội mở cánh cửa vào thị trường các quốc gia Hồi giáo và các nước có công dân theo đạo Hồi, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, ông Phạm Văn Giáp - đến từ Văn phòng Chứng Nhận Halal Việt Nam (HCA Việt Nam) - khuyến nghị, DN Việt Nam phải hiểu về thị hiếu, văn hóa bản địa của người tiêu dùng. “Việc chứng thực Halal khác với việc chứng thực các tiêu chuẩn khác ở chỗ nó không mang nhiều ý nghĩa về mặt quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm mà mang ý nghĩa chủ yếu về mặt tôn giáo; chủ yếu chỉ yêu cầu về nguyên vật liệu, quá trình sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu về Halal…” - ông Phạm Văn Giáp cho biết.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: thực phẩm Halal

Tin cùng chuyên mục

UDIC đạt Danh hiệu TOP 20 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024

Vissan vinh dự nhận giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt 2024”

Giám đốc kinh doanh Home Credit Việt Nam: Khách hàng là trọng tâm của mọi chiến lược

Công ty Thủy điện Sông Bung: Ứng dụng công nghệ giám sát máy biến áp theo thời gian thực

PC Thừa Thiên Huế: Thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa trong tháng Tri ân khách hàng

Vĩnh Phúc: Công ty cổ phần Hoàng Anh Agritech kỷ niệm 5 năm ngày thành lập

Petrolimex trao giải chương trình ‘Hóa đơn trao tay - Vận may bất ngờ’ khu vực Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh

Dược phẩm Napharco: Đem tới sản phẩm chất lượng chăm sóc sức khỏe Việt

Nhà máy Dược phẩm Napharco: Hiện đại hóa, tiên phong vì sức khỏe người Việt

13 kỹ sư EVNCPC được vinh danh 'Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN' năm 2024

Cần rõ ràng các điều kiện về thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia

Hà Nội tôn vinh 109 doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2024

Nhiệt điện Phả Lại tổ chức ngày hội hiến máu nhân đạo hưởng ứng ''Tuần lễ hồng EVN lần thứ X''

Tôn Đông Á đạt giải Vàng Chất lượng Quốc gia

Mộc Châu Milk ứng dụng tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và chăn nuôi bò sữa

Chính thức cung cấp dịch vụ 5G tốc độ nhanh nhất hiện nay, VNPT bước vào không gian phát triển mới

Doanh nghiệp sữa Cô gái Hà Lan được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia

EVN tiếp tục nâng cao chất lượng kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2025

Bảo hiểm số OPES mang lại kết quả ‘xanh-bền’ từ cây sinh kế gieo tặng bà con Lộc Tân

PC Đắk Nông: Nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa dịp cuối năm