Chủ nhật 24/11/2024 12:58

Thừa Thiên Huế: Xúc tiến đầu tư các hãng tàu container cảng Chân Mây

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư các hãng tàu container cảng Chân Mây, thu hút hơn 200 đại biểu tham gia.

Sáng ngày 8/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huếđã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư các hãng tàu container cảng Chân Mây. Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và hơn 200 đại biểu các hãng tàu, doanh nghiệp khai thác cảng, logisitcs, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia hội nghị.

Ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại hội nghị

UBND Thừa Thiên Huế cho biết, theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Cảng biển Thừa Thiên Huế được xác định là cảng biển loại I; trong đó khu bến Chân Mây gồm các bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí, kết hợp tiếp nhận tàu khách quốc tế, phục vụ trực tiếp khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và khu vực lân cận, kết hợp tiếp chuyển hàng cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đông Bắc Vương Quốc Thái Lan; tiếp nhận tàu hàng trọng tải đến 70.000 tấn, tàu container sức chở đến 4.000 TEU hoặc lớn hơn, tàu khách quốc tế đến 225.000 GT, tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn hoặc lớn hơn.

Đến nay, khu bến Chân Mây đã được đầu tư xây dựng 3 cầu cảng với tổng chiều dài 910m, khả năng thông quan hàng hóa từ 5÷6 triệu tấn/năm. Hiện, đê chắn sóng cảng Chân Mây đã được đầu tư giai đoạn 1 với chiều dài 450m và hiện đang tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 dài 300m, sẽ hoàn thành vào quý I/2026. Bên cạnh đó, các tuyến đường giao thông kết nối đến cảng Chân Mây cũng đã được đầu tư hoàn thiện…

Hiện nay, lượng hàng hoáqua cảng Chân Mây ngày càng tăng cao, dự kiến năm 2022 lượng hàng thông qua khoảng 4-4,5 triệu tấn. Việc khu bến Chân Mây được khai thác tàu container, cùng với tốc độ phục hồi kinh tế sau đại dịch, lượng hàng hóa của các doanh nghiệp trong tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ gia tăng; kết hợp với việc khai thác nguồn hàng từ Lào và Đông Bắc Thái Lan, dự báo đến năm 2030, lượng hàng hóa qua cảng Chân Mây khoảng 20-25 triệu tấn/năm.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, việc phát triển cảng Chân Mây, đặc biệt là thu hút các hãng tàu container làm hàng tại cảng Chân Mây là điều kiện tiên quyết để phát triển công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung. Đồng thời, mở tuyến vận chuyển hàng container qua cảng Chân Mây sẽ mang lại hiệu quả cho các hãng tàu, các doanh nghiệp và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trao chủ trương đầu tư cho các dự án tại cảng Chân Mây

Nhằm khuyến khích, thu hút các hãng tàu container và các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập hàng hóa đến làm hàng tại cảng Chân Mây, HĐND tỉnh Thừa Thiên ban hành nghị quyết về thí điểm một số chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và các đối tượng có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến cảng Chân Mây tỉnh Thừa Thiên Huế.

“Tỉnh Thừa Thiên Huế cam kết sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư; tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh theo hướng thông thoáng, chuyên nghiệp để xứng đáng là địa chỉ tin cậy, hấp dẫn cho các nhà đầu tư”, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

Tại hội nghị, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án Bến số 4 và số 5 cảng Chân Mây, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 4 dự án và 8 văn bản chủ trương nghiên cứu đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại