Thứ hai 23/12/2024 15:08

Thừa Thiên Huế: Sôi động hội vật làng Thủ Lễ đầu xuân

Ngày 15/2, (mồng 6 tháng Giêng), hội vật làng Thủ Lễ thuộc thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế khai hội thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia

Hội vật làng Thủ Lễ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huếđược tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch hàng năm được hình thành lâu đời, đặc biệt phát triển từ thời các chúa Nguyễn, nhằm mục đích tuyển chọn những binh sĩ có sức khỏe tốt tham gia vào quân đội của triều đình.
Trước khi hội vật khai mạc, các vị cao niên, tộc trưởng trong làng tiến hành phần lễ nghi tôn nghiêm ngay trong nội điện khu đình làng Thủ Lễ. Hội vật khai sới, mở màn hội vật bằng màn biểu diễn của hai đô vật cao niên trong làng

Tại sân đình làng, các đô vật từ khắp nơi đã tập trung, sẵn sàng cho những trận tranh tài gay cấn. Các khán đài chật kín người, ai cũng háo hức chờ đợi những màn biểu diễn đẹp mắt của các đô vật

Các đô vật thi đấu với tinh thần thể thao cao thượng, cống hiến cho khán giả những màn vật đẹp mắt và đầy kỹ thuật
Hội vật làng Thủ Lễ xuân Giáp Thìn 2024 thu hút gần 100 đô vật nam, nữ là thanh thiếu niên khỏe mạnh đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Quảng Điền và các vùng lân cận ở 2 nội dung là vật truyền thống và vật tự do
Hội vật làng Thủ Lễ áp dụng nguyên tắc là các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như: bẻ, vặn, khóa trái khớp, tấn công bằng đầu... và không dùng tiểu xảo mà phải hạ đối thủ chạm lưng xuống đất - “lấm lưng trắng bụng” mới giành chiến thắng
Hội vật khuyến khích việc rèn luyện sức khỏe, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí đối với lớp trẻ, với ý nghĩa cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, hạnh phúc đến với muôn người.

Trải qua hàng trăm năm, đến nay người dân địa phương vẫn duy trì tổ chức hội vật vào dịp đầu Xuân nhằm gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp; đồng thời phát hiện, bồi dưỡng tài năng cho bộ môn vật của tỉnh Thừa Thiên Huế và của cả nước nói chung.

Hàng trăm khán giả dõi theo và reo hò cổ vũ khắp sân đình mỗi khi có một đô vật bị vật ngã; những tình huống gay cấn, kỹ thuật vật đẹp mắt.

Trải qua hàng trăm năm, đến nay người dân địa phương vẫn duy trì tổ chức hội vật vào dịp đầu Xuân nhằm gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp; đồng thời phát hiện, bồi dưỡng tài năng cho bộ môn vật của tỉnh Thừa Thiên Huế và của cả nước nói chung.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Trình diễn hỏa pháo công bố hoàn thành dự án trùng tu Hải Vân Quan

Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách lần đầu tiên tại Bến Tre có gì đặc sắc?

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới

Có gì hấp dẫn tại lễ hội hoa hướng dương phong cách cao bồi miền Tây ở Van Phuc City?

Tinh thần ‘Quân với dân một ý chí’ được tái hiện qua 300 tư liệu tại Bảo tàng Quân khu 9

Chiếu phim 'Đào, Phở và Piano' dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Khám phá Đà Lạt qua ống kính: Triển lãm ảnh nghệ thuật 'Những sắc màu thành phố ngàn hoa'

Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp’

Quảng Nam: Kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Vẫn nhớ 'Đây A Nốp' trong phim 'Trên từng cây số'

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3: 'Dòng chảy di sản'

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới