Thừa Thiên Huế: Nông dân trồng mía ở vùng cao “bí” đầu ra
Ông Trần Dương - trú tại thôn 1, xã Hương Lộc, huyện Nam Đông - cho biết: Gia đình ông là một trong những hộ dân trồng mía lâu năm. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên ông cảm thấy “nóng ruột” khi chứng kiến những cây mía bị mưa làm đổ ngã. Điều ông Dương quan tâm nhất lúc này là những cây mía đã đến kỳ thu hoạch nhưng giá bán quá thấp so với những năm trước. Theo ông Dương, nếu tình trạng này kéo dài thêm 2 tuần nữa thì mía sẽ bị xốm, công sức của người dân và hàng trăm hộ dân trồng mía coi như mất trắng.
Ông Mai Yên – Phó Chủ tịch UBND xã Hương Lộc, huyện Nam Đông - cho biết: Hiện nay, trên địa bàn xã có khoảng 13ha diện dích trồng mía. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, do ảnh hưởng dịch Covid-19 bà con nông dân chưa thu hoạch được. Theo ông Yên, thời điểm này năm trước, người dân trong xã đã thu hoạch xong và trồng lại vụ mới. Tuy nhiên năm nay người dân mới thu hoạch được khoảng 20% trên tổng diện tích 13ha toàn xã, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống vật chất của người dân.
Người dân trồng mía tại huyện Nam Đông lo lắng vì mía đến kỳ thu hoạch không có đầu ra |
Cây mía là thu nhập chính của người nông dân trên địa bàn huyện Nam Đông. Mía thu hoạch sẽ được đem bán cho các tỉnh lân cận và các địa phương khác trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cây mía không vận chuyển tiêu thụ được mà chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của người dân trên địa bàn huyện. Nhiều hộ, các nhân đã đầu tư máy xay nước mía để bán cho người dân địa phương nhưng số lượng tiêu thụ không đáng kể so với lượng mía thực tế của huyện.
Mía của nông dân huyện Nam Đông bị đỗ ngã do ảnh hưởng của các trận mưa lớn |
Ông Trần Công Thành - Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Nam Đông - cho biết: Trong thời gian tới, khi dịch Covid-19 được khống chế, cây mía sẽ được tiêu thụ ổn định. Với diện tích không lớn và nguồn tiêu thụ tương đối rộng nên việc tiêu thụ trong thời gian tới sẽ không gặp khó khăn nhiều, ngoài ra giá mía cũng sẽ thấp hơn so với năm trước.