Thứ hai 23/12/2024 07:11

Thừa Thiên Huế: Mở cửa tham quan hai cung điện bậc nhất triều Nguyễn

Sau thời gian trùng tu, điện Thái Hoà và điện Kiến Trung - Đại nội Huế, Thừa Thiên Huế sẽ mở cửa phục vụ du khách trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Thừa Thiên Huếcho biết, sau nhiều năm trùng tu và phục dựng, điện Thái Hòa và điện Kiến Trung thuộc di tích Đại nội Huế sẽ mở cửa phục vụ du khách tham quan quan miễn phí trong 3 ngày, từ 10/2, 11/2 và 12/2. Bên cạnh đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huếcho biết, sẽ mở cửa miễn phí tham quan tất cả các điểm di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế vào 3 ngày Tết Giáp Thìn 2024
Điện Kiến Trung được xây dựng năm 1921, hoàn thành năm 1923 dưới triều vua Khải Định. Điện Kiến Trung là một trong 5 công trình quan trọng nằm trên trục thần đạo của Tử Cấm Thành cùng với điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái. Năm 1947, do chiến tranh, công trình sụp đổ hoàn toàn, chỉ còn lại nền móng. Từ một công trình đổ nát, sau 4 năm thi công dựa trên các tư liệu, Trung tâm Bảo tồn di tích Huế đã phục hồi điện Kiến Trung

Dưới thời vua Bảo Đại, điện Kiến Trung là nơi ăn ở chung của cả gia đình nhà Vua. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 29/8/1945, điện Kiến Trung là nơi vua Bảo Đại tiếp xúc với Phái đoàn Chính phủ lâm thời để bàn về việc thoái vị, trao lại quyền điều hành đất nước cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Ngoài những giá trị mang tính lịch sử, điện Kiến Trung còn mang những giá trị to lớn về kiến trúc và mỹ thuật khi có đầy đủ những đặc điểm của một công trình phong cách Đông Dương với sự kết hợp giữa Á và Âu gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc phục hưng của Ý pha trộn kiến trúc truyền thống Việt Nam

Hệ thống con nghê, con lân ở mặt tiền điện Kiến Trung cũng được khảm sành sứ theo các hình ảnh tư liệu người Pháp còn lưu giữ
Tượng rồng được khảm sành sứ trên mái, xung quanh cung điện với hoạ tiết rồng 5 móng biểu trưng quyền lực của vương triều Nguyễn

Nhiều hiện vật thời vua Khải Định, Bảo Đại được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế trưng bày tại đây để chào đón khách tham quan
Điện Thái Hòa được vua Gia Long khởi công xây dựng năm 1805, là biểu trưng quyền lực của vương triều Nguyễn, nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng như: Lễ đăng quang, sinh nhật vua, tiếp sứ thần và các buổi đại triều vào mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Trải qua hơn 200 năm tồn tại, trước các tác động của thời gian và khí hậu khắc nghiệt, điện Thái Hòa bị xuống cấp nghiêm trọng nên đã được tiến hành trùng tu tổng thể từ tháng 11/2021
Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc tiêu biểu của di tích Cố đô Huế, là nơi diễn ra các hoạt động lễ nghi triều chính của triều đình nhà Nguyễn trong suốt 143 năm tồn tại. Đây không chỉ là công trình kiến trúc mà còn là nơi lưu giữ hệ thống văn thơ, theo hình thức trang trí nhất thi, nhất họa độc đáo đã được UNESCO công nhận Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Việc đưa hai cung điện Kiến Trung và Thái Hoà vào đón du khách tham quan sẽ là những điểm nhấn quan trọng và độc đáo của du lịch di sản Huế trong thời gian tới.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái: Sắp diễn ra Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày tại huyện Mù Cang Chải

Du khách Mỹ: Tôi cảm thấy như ở nhà khi đón Giáng sinh tại Hà Nội

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam khảo sát các sản phẩm du lịch của đồng bào dân tộc tại Hà Giang

Đà Nẵng: Hàng nghìn du khách bạn trẻ hào hứng cùng thắp sáng Cây thông Ánh sáng

Lần đầu triển khai chiến dịch Đà Nẵng Food Tour với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn

Du lịch Đà Nẵng 2024 phá kỷ lục, tăng trưởng vượt kỳ vọng

Làng rau Trà Quế được công nhận 'Làng Du lịch tốt nhất năm 2024'

Chính thức khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất

Du lịch Sầm Sơn đặt mục tiêu đón 9,68 triệu lượt khách năm 2025, doanh thu 21 nghìn tỷ đồng

Du lịch xanh bắt đầu từ hành động của mỗi doanh nghiệp

Du lịch Quảng Bình vượt con số 5 triệu lượt khách trong năm 2024

Đà Lạt đẹp lung linh và huyền ảo bởi lễ hội carnaval đường phố "Hoa và Di sản"

Hơn 15,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng năm 2024

Tuần lễ du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu 2024 có gì đặc sắc?

Có gì hấp dẫn trong lễ hội hoa hướng dương mang phong cách Cowboy lớn nhất năm tại Van Phuc City?

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình dự Lễ khai mạc Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Tuần lễ Du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2024 có gì mới và đặc sắc?

Cát Bà chọn đúng nhà đầu tư tâm huyết phát triển du lịch bền vững

Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn: Cơ hội ‘vàng’ quảng bá du lịch Việt Nam

Săn đồ cũ trở thành xu hướng du lịch của người Việt năm 2025