Thứ ba 26/11/2024 07:46

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển

Tỉnh Thừa Thiên Huế đồng hành cùng doanh nghiệp với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nhân lực..; lãnh đạo trực tiếp trao đổi, tháo gỡ vướng mắc.

Hỗ trợ cơ chế, chính sách

Những năm qua, ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, giá cả thị trường biến động khiến tình hình sản xuất-kinh doanh các doanh nghiệp tại Thừa Thiên Huế gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, với sự cố gắng, nỗ lực của doanh nghiệp cùng với hỗ trợ đắc lực lãnh đạo các cấp đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua nghị quyết hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và các đối tượng có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến Cảng Chân Mây, với mức hỗ trợ lên đến 210 triệu đồng/chuyến cập

Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế cho biết, thời gian qua Sở đã phối hợp với các sở ban ngành, địa phương thực hiện công tác hỗ trợ doanh nghiệp; tham mưu các cơ chế, chính sách, giải pháp mới về hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nhà đầu tư.

Trong đó, tập trung cải cách thủ tục hành chính. Đến nay, 100% thủ tục hành chính được đưa vào thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3,4 và thực hiện Một cửa liên thông trên môi trường mạng… Hàng năm, tỉnh Thừa Thiên Huế đều ban hành Kế hoạch nâng hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhằm cụ thể hoá giải pháp khắc phục, cải thiện các chỉ số thành phần không được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

Đồng thời, ban hành các chính sách tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách. Cụthể, khi thành lập doanh nghiệp được hỗ trợ hoàn thiện miễn phí hồ sơ, hỗ trợ chữ ký số, hoá đơn điện tử; hỗ trợ văn phòng làm việc, chi phí thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh tại các Khu, cụm công nghiệp, chi phí hỗ trợ lãi vay khi đi vào hoạt động.

Chính sách hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ đưa sản phầm của doanh nghiệp địa phương lên sàn giao dịch thương mại điện tử, đặc biệt là các sản phẩm OCOP thông qua chính sách hỗ trợ đăng ký bán hàng trên các trang thương mại điển tử quốc tế; hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và các đối tượng có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến Cảng Chân Mây tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm góp phần thúc đẩy dịch vụ logistics.

Trao đổi trực tiếp tháo gỡ vướng mắc

Ngoài những chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, các Sở, ngành thường xuyên gặp mặt, đối thoại với các donh nghiệp để lắng nghe, trao đổi, tháo gỡ vướng mắt trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Điển hình như chương trình “Cà phê doanh nhân” là sự trao đổi, lắng nghe giữa doanh nhân và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế dịp cuối tuần, qua đó cũng đạo kịp thời tháo gỡ phần nào những khó khăn, tâm tư của doanh nghiệp. Hay Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức định kỳ diễn đàn gặp mặt đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với các sở ban ngành và công đồng doanh nghiệp. Mới đây, trước những khó khăn trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tổ chức buổi đối thoại về hoạt động kinh doanh xăng dầu. Tại buổi đối thoại, nhiều kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp đã được Sở giải đáp cụ thể, đồng thời lắng nghe vướng mắc để tham mưu cấp trên giải quyết.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương trao giấy khen ghi nhận sự đóng góp đội ngũ doanh nhân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Ngày 12/10, tại buổi gặp mặt doanh nghiệp nhân Kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương khẳng định, Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huếcam kết luôn đồng hành, ủng hộ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, doanh nhân và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả; thúc đẩy đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế.

Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo các Sở, ngành liên quan sớm thành lập “Căng tin doanh nghiệp” để lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp giao lưu, trao đổi, giải đáp vướng mắc vào những thời gian thích hợp. Đối với ý kiến đề xuất tạo địa điểm, không gian trưng bày các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ, sản phẩm các làng nghề của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, sẽ lưu ý ghi nhận để sắp xếp, bố trí trong thời gian tới.

Đối với vấn đề thanh kiểm tra, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị các Sở, ban, ngành phải hết sức thận trọng, lưu ý khi tổ chức thanh, kiểm tra các đơn vị doanh nghiệp, chỉ thực hiện thanh, kiểm tra theo quy định, tuyệt đối không lạm dụng thanh, kiểm tra khi không cần thiết.

9 tháng đầu năm 2022, Thừa Thiên Huế có 633 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 5.498,8 tỷ đồng; tăng 38,8% về lượng và tăng 59,6% về vốn so với cùng kỳ. Đã cấp phép cho 24 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư cấp mới đạt 12.189,4 tỷ đồng; trong đó có dự án Trung tâm thương mại Aone mall với số vốn đăng ký là 3.916 tỷ đồng. Đã cấp điều chỉnh cho 16 dự án, trong đó điều chỉnh tăng vốn đầu tư 05 dự án, vốn đầu tư tăng thêm 521,5 tỷ đồng. Ngoài ra, có 7 dự án được cấp quyết định chủ trương và đang lựa chọn nhà đầu tư với tổng vốn kêu gọi đầu tư trên 3.523 tỷ đồng.

Đến 11/10/2022, trên địa bàn tỉnh có khoảng 6.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có đến 99% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ; xây dựng; công nghiệp chế biến chế tạo; và dịch vụ lưu trú, ăn uống.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu