Thứ hai 25/11/2024 18:00

Thừa Thiên Huế: Hội chợ thương mại Festival Huế 2024 có những sản phẩm gì đặc biệt?

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch tổ chức Hội chợ thương mại Festival Huế năm 2024, dự kiến có khoảng 300 gian hàng.
Hội chợ sẽ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP, kết nối giao thương, tìm đầu ra cho các sản phẩm địa phương

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội chợ thương mại Festival Huế năm 2024. Theo đó, hội chợ sẽ diễn ra trong 7 ngày, dự kiến từ 16/9-22/9/2024 tại Trung tâm Thi đấu Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế - Số 01 Hà Huy Tập, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Dự kiến sẽ có khoảng 300 gian hàng chia làm 3 khu vực. Khu vực 1 trưng bày, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của các tỉnh, thành phố trong cả nước và gian hàng quốc tế. Khu vực 2 trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông sản, đặc sản các địa phương cả nước. Khu vực 3 trưng bày, kinh doanh thương mại - dịch vụ tổng hợp.

Được biết, các sản phẩm tham gia Hội chợ là những sản phẩm đặc sản, OCOP, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm và quà tặng. Sản phẩm nông lâm, thủy hải sản, thực phẩm chế biến. Sản phẩm dệt may, giầy da, phụ liệu. Phương tiện giao thông, vận tải và phụ kiện. Hàng công nghiệp: hàng kim khí, điện tử, điện lạnh, vật tư, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất kinh tế khác, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất. Văn hóa phẩm, văn phòng phẩm. Hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống. Khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin. Các loại dịch vụ: ngân hàng, tài chính, bưu chính viễn thông, tư vấn, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và các dịch vụ liên quan khác.

Hội chợ thương mại Festival Huế năm 2024 là một trong những hoạt động hưởng ứng nhằm đa dạng hoá Festival Huế năm 2024; là hoạt động thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024, nhằm thúc đẩy hoạt động giao thương giữa các địa phương, các doanh nghiệp khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.

Qua hoạt động này, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch và quảng bá hình ảnh Vẻ đẹp cảnh quan, con người Cố đô và các di sản văn hóa thế giới thông qua các hoạt động tại hội chợ. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, du lịch, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất của tỉnh giao lưu liên kết hợp tác đầu tư, kinh doanh và quảng bá thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; giúp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Bên cạnh đó, đây cũng là nơi trưng bày, giới thiệu thành tựu kinh tế, văn hóa - xã hội, các ngành hàng thương mại, sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, sản phẩm đặc sản của của tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành trong khu vực miền Trung - Tây nguyên nói riêng và cả nước nói chung; qua đó chia sẻ kinh nghiệm, mở rộng hợp tác đầu tư, liên kết trong sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ; góp phần tuyên truyền và đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động; tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng tỉnh Thừa Thiên Huế được tiếp cận, mua sắm sản phẩm có uy tín, chất lượng của các tỉnh, thành phố trong cả nước; thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại, góp phần tăng trưởng giá trị tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu