Thứ hai 25/11/2024 13:47

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh kết nối tàu hàng container qua cảng Chân Mây

Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức hội nghị kết nối hãng tàu, doanh nghiệp có hàng container qua cảng Chân Mây.

Chiều ngày 24/11, tại TP. Huế, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp Thừa Thiên Huếphối hợp với Công ty Cổ phần Chân Mây tổ chức hội nghị kết nối hãng tàu – doanh nghiệp có hàng container qua cảng Chân Mây.

Tàu container bốc dỡ hàng tại cảng Chân Mây

Công ty Cổ phần Chân Mây cho biết, qua hơn 1 năm triển khai dịch vụ hàng container, cảng Chân Mây đã đạt được một số thành quả nhất định trong công tác tiếp nhận và xếp dỡ hàng hoá, công tác triển khai làm hàng diễn ra khá tốt và an toàn. Cụ thể, đã thu hút được hơn 65 chuyến tàu vận chuyển container (44 chuyến nội địa & 21 chuyến quốc tế), với sản lượng thông qua là 7.370 TEUs, tương đương 110.640 tấn hàng hóa. Dự kiến đến cuối năm 2023, sẽ có thêm 12 chuyến nội địa và 4 chuyến quốc tế, với sản lượng lên 1.716 TEUs, tương đương khoảng 28.350 tấn hàng hóa. Nâng sản lượng hàng Container thông qua cảng trong năm 2023 là 81 chuyến, 9.086 TEUs, tương đương 138.990 tấn hàng hoá; ngân sách chi hỗ trợ cho các hãng tàu, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hàng hóa vận chuyên bằng container qua cảng đến hết năm 2023 là khoảng 18 tỷ đồng.

Nguồn hàng container xuất nhập qua Cảng Chân Mây khá đa dạng, ngoài các mặt hàng tại địa phương phổ biến như: Bia, men frit, gạch men, thạch anh, gạo, cao su, vỏ lon, vật liệu xây dựng, bao bì .. thì còn có một số nguồn hàng từ cao su từ tỉnh Quảng Trị, ván ép từ tỉnh Quảng Bình, cao su từ Lào, nước giải khát, sữa từ Đà Nẵng và Quảng Nam...

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, hiện nay cảng Chân Mây đang gặp những khó khăn, hạn chế như một số doanh nghiệp đã quen xuất nhập hàng container tại Đà Nẵng, nên vẫn còn ngại thay đổi, việc thay đổi cảng xuất/nhập khẩu hàng container còn phụ thuộc vào điều kiện thương mại đã ký kết với các đối tác mua/bán ở nước ngoài; giữa các doanh nghiệp, hãng tàu và các công ty logistics vẫn chưa có sự liên kết, hợp tác nhất định; khó khăn trong thu hút nguồn hàng do suy giảm thương mại toàn cầu cũng như trong nước…

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Hải Minh cho biết, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng với các doanh nghiệp khai thác cảng, xúc tiến, kêu gọi, thực hiện thành công, đưa các đại lý, hãng tàu container vào làm hàng tại cảng Chân Mây; tạo động lực, giúp cho ngành công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung phát triển; mở ra cơ hội, không gian phát triển mới cho Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

Để cụ thể hoá yêu cầu và mong muốn của doanh nghiệp, ngoài cơ chế, chính sách ưu đãi chung, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nghị quyết riêng nhằm khuyến khích, thu hút các hãng tàu container và các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập hàng hóa đến làm hàng tại cảng Chân Mây (cụ thể là Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐND ngày 07/9/2022 và Nghị quyết điều chỉnh số 25/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022).

Những kết quả đạt được bước đầu cho thấy, chính sách đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, lan toả rất lớn, góp phần thúc đẩy, phát triển đồng thời cho cả doanh nghiệp và Cảng Chân Mây; tạo thuận lợi, thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu phát triển lan toả, không những cho tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung mà còn lan toả sang nước bạn Lào thông qua tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây; tạo động lực, diện mạo mới cho Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

“Thông qua hội nghị này, tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn và đề nghị các sở, ban ngành, địa phương liên quan và cộng đồng các doanh nghiệp, hãng tàu tiếp tục đồng hành, cùng trao đổi để tìm ra nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, mang lại hiệu quả, thiết thực và thực tế hơn; chung tay vì sự phát triển chung, mang lại hiệu quả, thành công hơn nữa cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong thời gian tới”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Hải Minh nhấn mạnh.

Tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp có các tham luận liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng container tại cảng Chân Mây; đối thoại giữa các sở, ngành liên quan với các doanh nghiệp và ký biên bản hợp tác giữa các doanh nghiệp.

Việt Hoàng
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu