Thứ sáu 22/11/2024 18:08

Thừa Thiên Huế: Chuyển đổi số trong quảng bá, trùng tu di sản

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế) ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, truyền thông đa phương tiện trong quảng bá, trùng tu di sản Huế

Số hóa cổ vật và công trình di tích kiến trúc

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế) cho biết, để lưu giữ nguồn tư liệu quý và phát huy giá trị di sản, nhiều công trình di tích và cổ vật quý hiếm đã được số hóa. Trong đó, nhiều sản phẩm công nghệ đã được triển khai tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, góp phần giới thiệu đến du khách một cách đầy đủ những thông tin, giá trị của hiện vật…

Quá trình hạ giải, thực hiện trùng tu bảo tồn di tích đều được quay phim, chụp ảnh...(Ảnh: Trung tâm BTDTCĐ Huế)

Đến nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã số hóa 3D 207 cổ vật tiêu biểu, bao gồm 33 hiện vật, bộ hiện vật là bảo vật quốc gia; tiến tới sẽ số hóa 3D toàn bộ hiện vật ở bảo tàng. Những cổ vật được số hóa, vừa phục vụ lưu trữ, vừa được giới thiệu đến du khách bằng các sản phẩm công nghệ số.

Bên cạnh đó, chương trình trải nghiệm tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế bằng kỹ thuật số thông qua ứng dụng VN Guide đã được khai thác thí điểm thời gian qua. Bảo tàng cũng đã tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm công nghệ, gắn QR-Code tại các địa điểm tham quan có trưng bày những bảo vật quốc gia và tại 2 không gian trưng bày ở điện Long An, cung An Định để du khách tiếp cận thông tin một cách đầy đủ và nhanh chóng.

Hiện nay, Bảo tàng cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong giới thiệu cổ vật, sử dụng hình ảnh kỹ thuật số kết hợp giới thiệu hiện vật thật, thông qua giải pháp dùng sách tương tác - đọc sách cổ bằng thiết bị kỹ thuật số…

Ngoài ra, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các đơn vị đối tác đã triển khai số hóa 3D công trình di tích điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các (Đại Nội Huế) và dự kiến sẽ tiếp tục triển khai ở một số công trình tiêu biểu, quan trọng khác. Ngoài ra, trong quá trình hạ giải, thực hiện các bước của dự án, đều được quay phim, chụp ảnh, dập hoa văn, scan hiện trạng…

Ông Hoàng Việt Trung – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, để đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu của công chúng trong thời đại số, Trung tâm đẩy mạnh công tác quản lý hiện vật theo hướng chuyên sâu: Hoàn thiện chương trình quản lý hình ảnh và thông tin hiện vật trên máy vi tính theo phần mềm của Cục Di sản văn hóa; bổ sung và đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ bảo quản để tiến hành kỹ thuật bảo quản chuyên sâu một số sưu tập hiện vật có chất liệu dễ hư hỏng như sưu tập đồ dệt, sưu tập sắc phong bằng giấy, sưu tập tranh gương…

“Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc thiết lập bảo tàng số. Việc chuyển đổi số từ phương thức trưng bày, triển lãm truyền thống sang bảo tàng số là một bước tiến để đi vào một cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, thông qua đó Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế sẽ trở nên hấp dẫn, gần gũi hơn với công chúng”, ông Hoàng Việt Trung cho biết thêm.

Định danh cổ vật trên không gian số

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đơn vị đã phối hợp Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh và Phygital Labs sử dụng công nghệ định danh số 10 cổ vật Triều Nguyễn tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Đồng thời, ra mắt không gian triển lãm văn hóa metaverse đầu tiên tích hợp Apple Vision Pro. Những cổ vật được lựa chọn để định danh là những hiện vật tiêu biểu, đặc trưng của vua quan nhà Nguyễn như: Ngai vàng, kiệu, hia (đồ ngự dụng trong sinh hoạt và lễ nghi), cành vàng lá ngọc (trang trí nội thất), hay bộ xăm hường (thú tiêu khiển)… Hoạt động này mở ra hành trình ứng dụng công nghệ vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa di sản đang được lưu giữ tại Thừa Thiên Huế.

Du khách dùng smartphone tương tác để truy cập thông tin về cổ vật (Ảnh: Trung tâm BTDTCĐ Huế)

Theo đó, những cổ vật đã được định danh số sẽ đồng thời được trưng bày trên không gian số để người dùng trên toàn cầu có thể tham quan, chiêm ngưỡng trọn vẹn 360 độ sắc nét của vật phẩm, trải nghiệm câu chuyện lịch sử hấp dẫn trong không gian lịch sử văn hóa chân thực.

Giám đốc Trung Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, công nghệ của Phygital Labs là cầu nối đưa các cổ vật đang được lưu giữ và trưng bày đến với thế giới số, hỗ trợ trong công tác số hóa, lưu giữ, phát huy giá trị cổ vật nói riêng và di sản của Triều Nguyễn, văn hóa Huế nói chung. Sự kết hợp giữa hiện vật/cổ vật vào ứng dụng công nghệ không chỉ là chìa khóa kết nối các giá trị di sản, văn hóa mà còn thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Xác định rõ, nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tiễn kết hợp với công nghệ số và lan tỏa giá trị di sản trong cộng đồng là nhiệm vụ then chốt để đảm bảo cho công cuộc bảo tồn phát huy giá trị được triển khai đúng hướng và bền vững trong thời đại công nghệ 4.0, Trung tâm đã thực hiện nhiều chương trình nhằm đưa giá trị của Quần thể di tích Huế đến gần hơn với công chúng bằng các hình thức khác nhau thông qua hoạt động thuyết minh, tuyên truyền, triển lãm, chương trình giáo dục di sản theo chuyên đề đáp ứng nhu cầu lứa tuổi học sinh.

“Nhiệm vụ sắp tới của Trung tâm không chỉ tập trung vào công tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản mà còn phải tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, chuyển đổi số và truyền thông đa phương tiện hình ảnh di sản Huế, phấn đấu xây dựng hình ảnh của địa phương trong bối cảnh thực hiện mục tiêu xây dựng Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian tới, góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng “Di sản văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”, xây dựng thương hiệu du lịch mới của tỉnh: “Cố đô Huế - 1 điểm đến 5 di sản - Quê hương hạnh phúc”, Giám đốc Trung Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trungnhấn mạnh.

Tuấn Mỹ
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Tàu biển tuyến Bắc Hải (Trung Quốc) - Hạ Long tiếp tục đưa 400 du khách đến với Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Du lịch âm nhạc 'hút' khách

Làng rau Trà Quế - Làng Du lịch tốt nhất thế giới năm 2024

Tiếp cận thị trường, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

Thêm đường bay thẳng từ Singapore: Phú Quốc ngày càng hấp dẫn với khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch 'thần tốc' dịp cuối năm

Thành phố Đà Lạt ‘chạy nước rút’ chỉnh trang đô thị, chào mừng Festival Hoa lần thứ X – năm 2024

Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà 'Nghiêng say mùa Đông'

Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình

Bay dù lượn: Cần được kiểm soát chặt, phòng tránh các rủi ro

Du khách nô nức ‘check-in’ thiên đường hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đang Ya, Gia Lai

Khai mạc Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 ở Gia Lai

Du lịch Bình Thuận và lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững

Làm sao để tour du lịch kiến trúc Đà Lạt không còn dừng lại ở tiềm năng?

Hơn 14,1 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng 2024

Ngắm hoa dã quỳ khoe sắc trên triền núi lửa Chư Đang Ya mùa lễ hội