Thứ năm 15/05/2025 01:45

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 19-21/5 theo mời của Thủ tướng Nhật Bản.

Đoàn đại biểu chính thức cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến công tác có: Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Huy Vịnh; Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành; Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Đây là lần thứ 3 lãnh đạo Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 (sau các Hội nghị thượng đỉnh năm 2016 tại Nhật Bản và năm 2018 tại Canada) và là lần thứ 2 Việt Nam được mời với tư cách là quốc gia độc lập, không đại diện cho một tổ chức hay một nhóm nước trong khu vực.

Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng lần này có sự tham gia của của 8 quốc gia (gồm Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Comoros, Quần đảo Cook và Ukraina) và 6 tổ chức quốc tế (gồm Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế và Ngân hàng Phát triển châu Á).

Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) gồm: Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Italy sở hữu tổng cộng hơn một nửa giá trị tài sản thế giới; thường xuyên chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu.

Hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức hàng năm để trao đổi, thúc đẩy, giải quyết các vấn đề toàn cầu từ kinh tế, chính trị, xã hội. Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G7 nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự tham dự và đóng góp của các nước đang phát triển, đẩy mạnh quan hệ đối tác của G7 với các nước đang phát triển trong giải quyết các thách thức toàn cầu.

Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 49 diễn ra từ ngày 19-22.5 tại thành phố Hiroshima của Nhật Bản, trong đó Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng từ ngày 20-21.5.

Việc Nhật Bản một lần nữa mời Thủ tướng Chính phủ Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng là minh chứng thể hiện quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước đang phát triển rất tích cực vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á; cho thấy Nhật Bản thực sự coi trọng vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực, kỳ vọng Việt Nam tiếp tục phối hợp, ủng hộ Nhật Bản tại các diễn đàn đa phương, đồng thời có tiếng nói và đóng góp tích cực vào giải quyết những vấn đề chung của quốc tế và khu vực.

Theo Báo Lao động

Tin cùng chuyên mục

Đại tá Lương Đình Chung giữ chức Chính ủy Quân khu 5

Chính quyền địa phương hai cấp: Dấu mốc cải cách thể chế lịch sử

Nghiên cứu sắp xếp lại tổ dân phố trước ngày 31/5

Thủ tướng: Mở đợt đấu tranh cao điểm chống hàng giả, gian lận thương mại

Sửa Hiến pháp năm 2013: Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên cơ chế chất vấn

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại

Sửa Hiến pháp cần thể chế rõ mô hình chính quyền hai cấp

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt buôn lậu hàng giả

Thảo luận về sửa Hiến pháp: Bảo đảm tính thống nhất, không bỏ sót quyền hạn địa phương

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh