Thứ hai 23/12/2024 11:33

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Tỉnh ủy Bắc Ninh

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh để đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh thời gian qua.

Chiều 30/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh để đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh thời gian qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới; giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Tỉnh ủy Bắc Ninh chiều 30/7 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự cuộc làm việc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương.

Trước đó, trong buổi sáng, Thủ tướng đã dự lễ khởi công dự án đầu tư các tuyến đường tỉnh 295C, 285B kết nối TP. Bắc Ninh qua các khu công nghiệp với Quốc lộ 3 mới, đường tỉnh 277B kết nối với cầu Hà Bắc 2, đường vành đai 4; thăm, làm việc với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV); thăm và làm việc tại dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội dành cho công nhân tại xã Thụy Hòa và xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang báo cáo tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo báo cáo của tỉnh Bắc Ninh, đến nay, tỉnh đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 7/28 mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, 19 mục tiêu đang tiếp tục thực hiện.

Trong giai đoạn 2021-2022, GRDP của tỉnh tăng khá (2021 tăng 6,9%, 2022 tăng 7,39%). Trong đó, năm 2022, khu vực công nghiệp tăng 6,93%, dịch vụ tăng 13,67%, nông nghiệp tăng 0,52%.

Quy mô kinh tế tỉnh năm 2022 đạt gần 250.000 tỷ, đứng thứ 9 cả nước; GRDP bình quân đầu người đứng thứ 3 cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực (tỉ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 76,5%; dịch vụ chiếm 17,22%; nông nghiệp chiếm 2,53%).

Các đại biểu tham dự cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước (năm 2022 là gần 1,35 triệu tỷ). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ở mức cao, đứng thứ 2 cả nước (năm 2021 đạt 83,2 tỷ USD, xuất siêu 6,6 tỷ USD; năm 2022 đạt 83,7 tỷ USD; xuất siêu 6,5 tỷ USD). Thu hút FDI tốt, hiện tổng vốn đầu tư FDI đạt 24,2 tỷ USD, đứng thứ 6 cả nước.

Nhiều chỉ số cải cách hành chính thuộc nhóm dẫn đầu cả nước (năm 2022, PCI xếp 7/63, chỉ số Xanh cấp tỉnh thứ 3/63. Chuyển đổi số được đẩy mạnh; chỉ số chuyển đổi số (DTI) năm 2022 xếp thứ 7/63).

Bắc Ninh là tỉnh đầu tiên xuất hiện dịch COVID-19 trong đợt bùng phát lần thứ tư với đặc thù nhiều khu công nghiệp, công nhân đông, di chuyển phức tạp. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả với nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo và đã kiểm soát tốt dịch COVID-19. Đồng thời, hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp, đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Các lĩnh vực văn hóa-xã hội, y tế, giáo dục đào tạo, an sinh xã hội được quan tâm, đời sống người dân được nâng cao. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 77%, đứng thứ 3 cả nước. Tỉ lệ hộ nghèo thấp, chỉ 0,94% (giảm 0,1% so với năm 2020).

Trong 7 tháng đầu năm 2023, trong bối cảnh hết sức khó khăn, tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh giảm sâu (6 tháng GRDP giảm 12,59%). Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 7 tháng giảm 16,62%.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh vẫn có nhiều điểm sáng. Sản xuất có dấu hiệu phục hồi (chỉ số sản xuất công nghiệp-IIP từ tháng 3/2023 đến nay, tháng sau cao hơn tháng trước; tháng 7 có tốc độ tăng cao nhất, tăng 23,84% so với tháng 6).

Giải ngân vốn đầu tư công là 2.323 tỷ, đạt 28,3% kế hoạch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt gần 53,7 nghìn tỷ đồng, tăng gần 21% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động là 2.637 doanh nghiệp, lớn hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 1.425 doanh nghiệp. Vốn FDI đăng ký mới 7 tháng đạt 768,8 triệu USD, tăng gần 4,6 lần so với cùng kỳ. Tổng dư nợ tín dụng đến cuối tháng 7 tăng 10,7% so với cùng kỳ.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, lao động, bảo đảm an sinh xã hội được quan tâm. Là tỉnh triển khai 'Tỉnh an toàn giao thông', tai nạn giao thông giảm trên cả 3 tiêu chí. Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục khẳng định vị thế tốp đầu cả nước. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Thành lập thêm 02 thị xã Thuận Thành và Quế Võ.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng; năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên.

Về phương hướng thời gian tới, Bắc Ninh phấn đấu phát triển bền vững, cơ bản trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng văn minh, hiện đại trong giai đoạn 2020-2025.

Định hướng đến năm 2030, phấn đấu xây dựng Bắc Ninh là thành phố có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao; một trong những trung tâm thương mại-dịch vụ, giáo dục, đào tạo nhân lực, chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học-công nghệ, đáp ứng yêu cầu của thành phố trực thuộc Trung ương; là động lực phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Thủ đô và cả nước.

Tầm nhìn đến năm 2045, Bắc Ninh là thành phố công nghiệp công nghệ cao, thông minh.

baochinhphu.vn
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bắc Ninh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi