Thứ năm 26/12/2024 01:32

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn

Sáng 16/7, tại Bắc Kạn, Thủ tướng làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn để đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh thời gian qua.

Cùng tham dự cuộc làm việc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy /chu-de/tinh-bac-kan.topicHoàng Duy Chinh; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trước đó, trong ngày 15/7, Thủ tướng và đoàn công tác của Chính phủ đã dâng hương tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minhtrong Khu di tích Nà Tu; kiểm tra công tác chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng tuyến Chợ Mới-Bắc Kạn; khảo sát hiện trường, động viên đội ngũ cán bộ, công nhân đang thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn-Ba Bể kết nối sang Na Hang (Tuyên Quang); thăm Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn; thăm, tặng quà Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Mông Thị Thi – có 2 con là liệt sĩ, ở xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông.

Bắc Kạn phải giàu lên, phải mạnh lên

Bắc Kạn là tỉnh miền núi ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc (thuộc chiến khu Việt Bắc trước đây) có tổng diện tích 4.860 km2, giáp ranh với tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Tỉnh được tái lập từ năm 1997, hiện có 7 huyện, 1 thành phố với 108 xã, phường, thị trấn; dân số khoảng 324.000 người (trong đó 88% là đồng bào dân tộc thiểu số).

Đây là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, gắn liền với những trang sử hào hùng của đất nước trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Cùng với nguồn tài nguyên rừng, đất rừng, khoáng sản, Bắc Kạn được thiên nhiên ưu đãi có hồ Ba Bể - Di tích quốc gia đặc biệt, là 1 trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh sau nửa nhiệm kỳ; đồng thời thảo luận về những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới.

Thủ tướng gợi mở một số định hướng thảo luận như tỉnh cần tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa như thế nào, phải chăng là công nghiệp hóa nông nghiệp, phát huy mạnh mẽ tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, như tiềm năng, lợi thế về rừng.

"Bắc Kạn phải giàu lên, phải mạnh lên, đi lên từ bàn tay, khối óc của mình, lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, ngoại lực là quan trọng và đột phá. Nội lực bao gồm con người, thiên nhiên và truyền thống văn hóa - lịch sử của các đồng chí", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng gợi mở một số định hướng thảo luận nhằm thúc đẩy Bắc Kạn phát triển thời gian tới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Tập trung cho một số dự án giao thông kết nối vùng

Theo báo cáo của tỉnh, sau hơn 26 năm tái lập, Bắc Kạn đã có những đổi thay toàn diện. Cơ cấu kinh tế chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng, dịch vụ - du lịch. Khu vực đô thị, nông thôn có nhiều thay đổi, kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư, xây dựng đáp ứng nhu cầu của người dân.

Đời sống nhân dân được nâng lên, đồng bào dân tộc trên địa bàn cơ bản được thụ hưởng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước... Công cuộc giảm nghèo được tỉnh đặc biệt quan tâm và đạt kết quả tích cực.

Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được quan tâm, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định. Hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, vững mạnh.

Đảng bộ tỉnh hiện có 11 Đảng bộ trực thuộc với 432 tổ chức cơ sở Đảng (173 Đảng bộ cơ sở, 259 Chi bộ cơ sở) và 36.872 đảng viên, là một trong những tỉnh có tỉ lệ đảng viên cao nhất (chiếm hơn 11% dân số).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 2 năm 2021-2022 đạt 5,02%, trong đó năm 2021 tăng 4,05% (cả nước tăng 2,58%); năm 2022 tăng 6,01% (cả nước tăng 8,02%). Tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 5,7% (xếp 34/63 cả nước và 6/14 tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ). Chuyển dịch cơ cấu giữa các nhóm ngành kinh tế tiếp tục theo chiều hướng và định hướng chung.

Lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn báo cáo tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nông, lâm nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng liên kết và nâng cao chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới. Tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm ước đạt 5,25%. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 73,35%.

Công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển, trong 6 tháng đầu năm tăng trưởng 10,8%. Khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm tăng 5,14%. Thương mại phát triển khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng đều qua các năm. Du lịch phục hồi nhanh, 6 tháng đầu năm đón 571.000 lượt khách, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ, đạt 74% kế hoạch năm; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 400 tỷ đồng.

Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; một số dự án giao thông kết nối vùng, phục vụ phát triển du lịch được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, như tuyến đường thành phố Bắc Kạn - hồ Ba Bể kết nối Na Hang, Tuyên Quang; cải tạo, nâng cấp các tuyến đường Quảng Khê - Khang Ninh, huyện Ba Bể; xây dựng hạ tầng giao thông quanh hồ Ba Bể để khai thác du lịch; chuẩn bị đầu tư tuyến Quốc lộ 3 mới từ Chợ Mới đến thành phố Bắc Kạn. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn gắn với thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chuyển đổi số đạt nhiều kết quả; nhiều chỉ số tăng và được đánh giá cao. Chỉ số PCI năm 2022 đạt 65,15 điểm, tăng 13 bậc, đứng thứ 35/63 tỉnh, thành phố, nằm trong nhóm các tỉnh có chất lượng điều hành kinh tế khá của cả nước. Chỉ số PAPI năm 2022 tăng 4 bậc, xếp thứ 30/63 tỉnh, thành phố.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, lao động được quan tâm; triển khai hiệu quả công tác bảo đảm an sinh xã hội. Giảm nghèo được chú trọng, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm bình quân 2,07%/năm; triển khai hiệu quả chương trình hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo khó khăn. Duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1, giữ vững phổ cập giáo dục xóa mù chữ.

baochinhphu.vn

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển