Thứ ba 26/11/2024 17:39

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11

Sáng nay (3/12), dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 11 trong thời điểm còn chưa đầy 1 tháng nữa là kết thúc năm 2018.

Phiên họp diễn ra trong 1 ngày với 5 nội dung, trong đó trọng tâm là thảo luận tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2018; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2019.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Lạm phát được kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 giảm 0,29% (mức giảm thấp nhất trong 9 năm), bình quân tăng 3,59%.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục giữ ở mức cao, 11 tháng tăng hơn 10%. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 12,2%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng tăng 11,5%. Khách quốc tế 11 tháng đạt hơn 14 triệu lượt, tăng 21,3%.

Xuất siêu ở mức kỷ lục 6,8 tỷ USD. Thành lập mới doanh nghiệp tiếp tục tăng mạnh. 11 tháng có trên 121.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với vốn đăng ký tăng 9,1%; tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt trên 3,4 triệu tỷ đồng. Gần 32.000 doanh nghiệp trở lại hoạt động.

Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế trong nước tháng 12 tiếp tục diễn biến tích cực. Thương mại, tiêu dùng, du lịch dự báo sẽ tăng cao do là tháng cuối cùng của năm và có các kỳ nghỉ lễ lớn của quốc tế. Các tổ chức quốc tế cũng đánh giá tích cực về ổn định kinh tế vĩ mô và triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 đạt mức 6,6-6,8%, lạm phát khoảng 4%.

Bên cạnh những kết quả tích cực, khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế còn phức tạp. Việt Nam là một trong những nền kinh tế có độ mở thương mại hàng đầu khu vực, nên diễn biến tình hình kinh tế thế giới và khu vực sẽ có tác động sâu rộng đến kinh tế trong nước. Xuất nhập khẩu dự báo sẽ đối mặt với cơ hội và thách thức đan xen do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Ngoài ra, kinh tế trong nước cũng cần phải tính đến những khó khăn, thách thức nội tại như sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng của thiên tai, nguy cơ dịch bệnh vẫn hiện hữu; tình hình giá cả có thể biến động phức tạp do chịu ảnh hưởng từ giá cả thế giới và nhu cầu tiêu dùng tháng cuối năm…

Theo Báo điện tử Chính Phủ

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 nhóm tăng cường hợp tác với Bulgaria

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 'nóng' về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Kiểm soát nội dung quảng cáo trực tuyến: Thiết lập chế tài mạnh

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Nhân sự Trung ương: Bộ Chính trị, Bộ Công Thương bổ nhiệm cán bộ chủ chốt; Quốc hội phê chuẩn nhân sự

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Nhân sự địa phương: Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND; Ban Bí thư chuẩn y lãnh đạo nhiều tỉnh, thành

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho hai phi công vụ máy bay Yak-130 rơi