Thủ tướng: Chính phủ xác định mục tiêu kép về chuyển đổi số

Sáng 10/10 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 do Bộ Thông tin - Truyền thông tổ chức.
Chuyển đổi số mang đến diện mạo, năng lực mới cho doanh nghiệp ngành Công Thương Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Chuyển đổi số toàn diện, đảm bảo an sinh xã hội quốc gia

Chính phủ Việt Nam xác định mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Đây là năm thứ 2 liên tiếp sự kiện này được diễn ra thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước chung tay đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, đồng thời truyền tải thông điệp của Ngày chuyển đổi số quốc gia là “Chuyển đổi số một cách tổng thể, xuyên suốt, toàn diện, bao trùm, liên thông nhưng có trọng tâm trọng điểm; với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp, mang lại lợi ích thiết thực cho quốc gia, dân tộc và cho chính người dân, doanh nghiệp là yếu tố quyết định bảo đảm sự thành công trong chuyển đổi số quốc gia”.

Thủ tướng: Chính phủ xác định mục tiêu kép về chuyển đổi số
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023

Thời gian qua công tác chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt dữ liệu số năm 2023, đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng trân trọng như trong kết nối chia sẻ dữ liệu; khai thác dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển hạ tầng dữ liệu số; số hóa dữ liệu.

Cụ thể, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia hoạt động hiệu quả, năng lực phục vụ được tăng cường (1,6 triệu giao dịch hàng ngày); Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) dân cư tiếp nhận gần 1,2 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực thông tin; CSDLQG bảo hiểm đã xác thực thông tin trên 91 triệu nhân khẩu với CSDLQG về dân cư; CSDL về hộ tịch điện tử đã có trên 45 triệu dữ liệu đăng ký khai sinh, trong đó có trên 9,2 triệu trẻ em được cấp Số định danh cá nhân; CSDLQG về cán bộ, công chức, viên chức đã kết nối, đồng bộ dữ liệu với 100% các bộ, ngành, địa phương; đồng bộ trên 2.1 triệu dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức (đạt tỷ lệ 95%);

Hệ thống thông tin của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kết nối dữ liệu với 80 bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước và đã chia sẻ dữ liệu thử nghiệm hàng ngày, hàng tháng từ các bộ, ngành cho 15 địa phương để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.

Tính tiên phong của các doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu Việt Nam như VNPT, FPT, Viettel… trong triển khai các CSDLQG, chuyên ngành, xây dựng nền tảng số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài chính, thanh toán và dịch vụ gia tăng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam thời gian qua.

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, nhiệt liệt biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, quyết tâm và kết quả đạt được của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng khẳng định, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đang diễn ra rất mạnh mẽ, sâu rộng trên thế giới. Nhiều văn kiện và nghị quyết của Đảng đã đề cập sâu sắc về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số trong các mục tiêu, quan điểm phát triển và đột phá chiến lược; xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Năm 2023 là năm Dữ liệu số quốc gia, với quan điểm dữ liệu số là tài nguyên quốc gia, là nền tảng của phát triển, chúng ta cần nắm bắt, tận dụng cơ hội để khai thác, phát huy giá trị của dữ liệu số trở thành nguồn lực quan trọng cho phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Chuyển đổi số quốc gia tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số, phát triển thịnh vượng, tiên phong ứng dụng các công nghệ mới và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện phương thức quản lý, điều hành của Chính phủ; sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; lối sống, làm việc và học tập của người dân; phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, bao trùm, rộng khắp.

Chính phủ Việt Nam xác định mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu để hiện thực hóa khát vọng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, người dân được phồn vinh, ấm no và hạnh phúc.

Thủ tướng nhấn mạnh kết quả ngày hôm nay mới chỉ là bước đầu, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm phía trước, trong đó nỗ lực giải quyết nhiều hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuyển đổi số, nhất là dữ liệu số. Nhiều khó khăn, vướng mắc, thách thức đã được nhận diện như kết nối, chia sẻ dữ liệu; số hóa dữ liệu; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về dữ liệu số; hạ tầng dữ liệu số; an toàn thông tin, an ninh mạng và nhân lực.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, để thực hiện được chuyển đổi số quốc gia một cách hiệu quả, thực chất đòi hỏi phải có chiến lược bài bản, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tạo sự thay đổi phương thức quản lý, vận hành, quản trị xã hội. Quan điểm xuyên suốt của Chính phủ là lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực, nguồn lực của chuyển đổi số.

Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và chính họ sẽ tạo ra nguồn lực cho sự phát triển, phải có tầm nhìn chiến lược và đổi mới từ tư duy, nhận thức, hành động cho phù hợp điều kiện thực tiễn; kế thừa, phát huy hơn nữa những kết quả đạt được thời gian qua; vượt qua rào cản, khó khăn, thách thức, tạo đột phá hơn nữa với quan điểm toàn dân, toàn diện, tổng thể, không để ai bị bỏ lại phía sau

Ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo động lực theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và nỗ lực đột phá vượt lên trong xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

“Chuyển đổi số quốc gia phải triển khai một cách tổng thể, toàn diện nhưng phải ưu tiên chất lượng hơn chạy theo số lượng và tập trung vào 4 ưu tiên chính: Ưu tiên phát triển dữ liệu số, Ưu tiên phát triển các dịch vụ công trực tuyến gắn với người dân, doanh nghiệp và có đối tượng bao phủ lớn, Ưu tiên phát triển các nền tảng số (nhất là cơ sở dữ liệu quốc gia), Ưu tiên bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin"- Thủ tướng nói.

Thủ tướng: Chính phủ xác định mục tiêu kép về chuyển đổi số
Thủ tướng khẳng định, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đang diễn ra rất mạnh mẽ, sâu rộng trên thế giới

Thủ tướng khẳng định, cơ sở dữ liệu quốc gia là nguồn tài nguyên mới và là nền tảng quan trọng cho chuyển đổi số quốc gia nên phải có tính liên kết, liên thông, chia sẻ cao giữa các bộ, ngành, địa phương, giữa các cấp chính quyền, giữa công và tư; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực cán bộ thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát, đề cao trách nhiệm người đứng đầu.

Phát huy tính chủ động, sáng tạo; huy động mọi nguồn lực, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp; để người dân và doanh nghiệp hiểu, ủng hộ và tham gia tích cực. Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, làm mục tiêu, động lực, nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2023 là năm Dữ liệu số quốc gia, với quan điểm dữ liệu là tài nguyên của quốc gia, chúng ta cần nắm bắt, tận dụng cơ hội để khai thác, phát huy giá trị của dữ liệu số trở thành nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của kỷ nguyên số.

Với thông điệp “tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách cho hạ tầng số, nền tảng số và nguồn nhân lực số để thúc đẩy dữ liệu số phát triển ổn định, bền vững; đẩy mạnh việc tạo lập dữ liệu thông qua triển khai xây dựng, phát triển, kết nối, chia sẻ, khai thác các CSDL quốc gia, chuyên ngành là yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra giá trị mới.

Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ ngành, địa phương và đề nghị chung tay tháo gỡ những điểm nghẽn trong triển khai Đề án 06 và xác định, đây là yếu tố quyết định mọi sự thành công của chuyển đổi số quốc gia trong thời gian tới, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp.

“Chúng ta tin tưởng rằng, công cuộc chuyển đổi số quốc gia và phát triển dữ liệu số sẽ có nhiều chuyển biến toàn diện, tích cực, góp phần quan trọng hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển KTXH năm 2023 và Kế hoạch 5 năm 2021-2025, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân”- người đứng đầu Chính phủ bày tỏ.

vov.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế số

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Thủ tướng Chính phủ: Doanh nghiệp không thực hiện hóa đơn điện tử trong kinh doanh vàng sẽ bị tước giấy phép

Thủ tướng Chính phủ: Doanh nghiệp không thực hiện hóa đơn điện tử trong kinh doanh vàng sẽ bị tước giấy phép

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Tiểu sử các đồng chí tham gia Ban Bí thư và 4 uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII

Tiểu sử các đồng chí tham gia Ban Bí thư và 4 uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII

Hoạt động Hội nghị Trung ương 9 khoá XIII ngày 16/5: Bầu bổ sung 4 uỷ viên Bộ Chính trị

Hoạt động Hội nghị Trung ương 9 khoá XIII ngày 16/5: Bầu bổ sung 4 uỷ viên Bộ Chính trị

Việt Nam -  Argentina: Không ngừng hợp tác phát triển toàn diện mối quan hệ song phương

Việt Nam - Argentina: Không ngừng hợp tác phát triển toàn diện mối quan hệ song phương

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Khai mạc Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII

Chậm nhất ngày 17/5 công bố quyết định thanh tra thị trường vàng

Chậm nhất ngày 17/5 công bố quyết định thanh tra thị trường vàng

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc

Huawei mong muốn tham gia phát triển mạng 5G, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

Huawei mong muốn tham gia phát triển mạng 5G, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

Đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7

Đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7

Điều tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp tàu cá vi phạm quy định về VMS

Điều tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp tàu cá vi phạm quy định về VMS

Đề nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai

Đề nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai

Chỉnh huấn cán bộ theo ngôn ngữ dân gian của Tổng Bí thư

Chỉnh huấn cán bộ theo ngôn ngữ dân gian của Tổng Bí thư

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp các Đại sứ trình Quốc thư

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp các Đại sứ trình Quốc thư

Thủ tướng Chính phủ: Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận

Thủ tướng Chính phủ: Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận

Thông tin mới về nội dung Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thông tin mới về nội dung Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt 99,5%

Giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt 99,5%

Cử tri, nhân dân lo lắng về giá vàng liên tục biến động và tăng cao

Cử tri, nhân dân lo lắng về giá vàng liên tục biến động và tăng cao

Xem thêm