Thứ sáu 18/04/2025 19:10

Thủ tướng bổ nhiệm Cục trưởng Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thuộc Bộ Công Thương.
Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

Cụ thể, tại Quyết định 1556/QĐ-TTg ngày 14/11/2018, xét đề nghị của Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, phụ trách Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng giữ chức vụ Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thuộc Bộ Công Thương.

Quyết định trên có hiệu lực kể từ ngày ký.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (viết tắt tiếng Anh là VCCA) là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng và trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.

Các đơn vị trực thuộc Cục bao gồm: Phòng Điều tra hành vi hạn chế cạnh tranh, Phòng Kiểm soát tập trung kinh tế, Phòng Điều tra và xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Phòng Bảo vệ người tiêu dùng, Phòng Kiểm soát hợp đồng theo mẫu - điều kiện giao dịch chung, Văn phòng và Trung tâm Thông tin, Tư vấn và Đào tạo.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng được quy định cụ thể tại Quyết định số 3808/QĐ-BCT của Bộ Công Thương với chức năng chính là giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Các hoạt động của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng hướng tới việc thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh với cơ hội kinh doanh bình đẳng cho tất cả doanh nghiệp trên thị trường; bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước những hành vi hạn chế cạnh tranh; chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cục có nhiệm vụ điều tra các vụ việc liên quan đến các hành vi làm giảm, bóp méo và cản trở cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, Cục có nhiệm vụ tổ chức điều tra các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường và kiểm soát hiệu quả các hoạt động tập trung kinh tế. Sau khi kết thúc điều tra, Cục chuyển báo cáo điều tra và kiến nghị lên Hội đồng Cạnh tranh hoặc cấp có thẩm quyền xem xét xử lý vụ việc.

Quang Lộc

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập tỉnh: Bố trí lãnh đạo tỉnh và các sở ngành như thế nào?

Những hình thức lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh

Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

'Thúc' tiến độ Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Thêm lĩnh vực cần nhà nước 'rót' vốn để thành lập doanh nghiệp

Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ 'miễn' chạm tới triệu niềm tin

Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

Luật Báo chí (sửa đổi) sẽ khắc phục những vấn đề nào?