Thu hút vốn đầu tư FDI đến năm 2030: Cần nhiều định hướng mới

Chiều nay 14/2, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị “Tham vấn định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách về thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mới”, do Phó Thủ tướng Chính Phủ Vương Đình Huệ chủ trì cùng với sự tham dự của lãnh đạo các Bộ, ngành, lãnh đạo UBND, Sở kế hoạch đầu tư, các Hiệp hội doanh nghiệp (DN), tổ chức quốc tế, DN châu Âu vùng Đông Nam Bộ, DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
thu hut von dau tu fdi den 2030 can nhieu dinh huong moi
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo

Thành quả lớn từ thu hút vốn FDI

Theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, vốn đầu tư FDI là nguồn vốn quan trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và là động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng của Việt Nam trong thời gian qua. Đến hết năm 2018, cả nước có 27.353 dự án FDI đang hoạt động của nhà đầu tư đến từ 130 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư cam kết 340 tỷ USD, trong đó hơn 191 tỷ USD đã giải ngân thực hiện. Các ngành nghề thu hút mạnh FDI là công nghiệp (69,4%) tổng vốn đầu tư đăng ký, dịch vụ là 29,6% và nông – lâm – ngư nghiệp là 1%.

Đặc biệt khu vực DN FDI đang giữ vai trò chủ đạo trong xuất khẩu của Việt Nam trong suốt thời gian qua với đà tăng trưởng và kim ngạch cao gấp 2 - 3 lần khu vực DN trong nước, hiện nắm giữ tỷ trọng đến 72% trong kim ngạch xuất khẩu.

Bên cạnh đó, một trong những điểm tích cực không thể phủ nhận là vốn FDI đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở các địa phương. Điển hình như tại Bình Dương, ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, sau hơn 20 năm tái lập, tăng trưởng kinh tế của tỉnh là 14,5%, trong đó nguồn vốn FDI đóng góp vị trí quan trọng. Hiện Bình Dương có 3.523 dự án FDI với vốn đăng ký 32,5 tỷ USD, đưa Bình Dương trở thành địa phương đứng thứ 3 thu hút vốn FDI nhiều nhất của cả nước. Năm 2018, DN FDI đóng góp 49,6% tổng vốn đầu tư kinh tế xã hội của tỉnh, 20% thu ngân sách của địa phương.

thu hut von dau tu fdi den 2030 can nhieu dinh huong moi

Phó Thủ tướng Chính Phủ Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị cùng với sự tham dự của lãnh đạo các Bộ, ngành và lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thu hút và sử dụng FDI còn một số hạn chế, bất cập như liên kết của khu vực FDI đến khu vực trong nước và hiệu ứng lan tỏa năng suất chưa cao. Chuyển giao công nghệ từ khu vực FDI chưa đạt hiệu quả mong muốn FDI từ các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) và vào lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn còn hạn chế. Phát triển kết cấu hạ tầng và nông nghiệp là những lĩnh vực Việt Nam ưu tiên, có nhu cầu và tiềm năng lớn nhưng kết quả thu hút FDI chưa tương xứng. Một số dự án chưa tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật bảo vệ môi trường, hiệu quả sử dụng đất của nhiều dự án FDI chưa cao...

Theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án “Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng nhà đầu FDI đến năm 2030”. Các ý kiến tại hội nghị này là tiền đề cho việc hoàn thiện thể chế, chính sách thu hút FDI thời gian tới hoàn thiện hơn.

Cần ý kiến tham vấn để chính sách thu hút đầu tư thế hệ mới

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh nguồn vốn FDI đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế Việt Nam thời gian qua. Cụ thể, năm 2018, FDI đóng góp 20% trong tổng GDP của cả nước. Tuy nhiên, sau 30 năm thu hút FDI đã bộc lộ nhiều điểm cần có sự khắc phục trong thời gian tới. Vì vậy, hội nghị này các đại biểu cần tập trung tham vấn và đóng góp những điểm còn tồn tại nhằm khắc phục để phục vụ cho chính sách thu hút FDI trong thời gian tới.

Theo ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh, các chính sách thu hút FDI thế hệ mới cần tiếp tục thể hiện cho nhà đầu tư thấy sự ổn định, và các chính sách ưu đãi. Ngoài ra cần có những tiêu chí để đo lường các chính sách thu hút hoàn toàn minh bạch, có chính sách riêng để thu hút những đối tác đặc biệt. Trong thời gian tới TP. Hồ Chí Minh tiếp tục mở rộng quỹ đất để thu hút FDI, trong các khu công nghiệp của thành phố sẽ có riêng khu vực cho DN FDI nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của nhà đầu tư, hướng tới thu hút FDI theo chiều sâu.

thu hut von dau tu fdi den 2030 can nhieu dinh huong moi
Hội nghị thu hút sự quan tâm của Hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, DN châu Âu vùng Đông Nam Bộ, DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)...

Còn theo ông Kyle Kelhofer, Giám đốc quốc gia của tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tại Việt Nam, Việt Nam đang đối diện với 1 luồng vốn FDI lớn vào nền kinh tế, đang vượt qua nhiều quốc gia trong khu vực. Thế nhưng, giá trị gia tăng của Việt Nam lại chỉ ở mức trung bình, không có sự đột phá tăng mạnh. Bởi, vốn FDI mới chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất, còn các lĩnh vực gia tăng khác còn hạn chế. Cho nên để có thể thu hút FDI chất lượng hơn Việt Nam phải cần có các giải pháp hợp lý, tận dụng tốt các xu thế hiện tại mang tính toàn cầu như hiệp định tự do thế hệ mới, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư khi nhà đầu tư chuyển dịch vùng sản xuất để hạn chế rủi ro….

Điều này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam phải có các chính sách thu hút FDI thế hệ mới, nên tập trung vào khu vực các chính sách ưu đãi mang tính dài hạn. Chuyển từ ưu đãi bằng chính sách thuế (truyền thống) sang ưu đãi các giá trị gia tăng trong tương lai. Tiếp đó là các vấn đề như bảo vệ niềm tin của nhà đầu tư, nâng cao hơn nữa mối liên kết giữa khu vực kinh tế tư nhân và FDI – ông Kyle Kelhofer nhấn mạnh.

Bà Virginia B Foote, đồng Chủ tịch Liên minh Diễn đàn DN Việt Nam (VBF) cho rằng, các nhà đầu tư cần có một sân chơi bình đẳng, vấn đề này không chỉ duy trì vốn đầu tư mà còn tạo tiền đề cho thu hút thêm vốn FDI trong tương lai. Ngoài ra các luật, chính sách phát triển, chính sách thuế cần mang tính lâu dài để nhà đầu tư yên tâm đầu tư lâu dài. Các vấn đề đảm bảo năng lượng, giá cả năng lượng cạnh tranh, môi trường sản xuất sạch... cũng là những yêu cầu quan trọng mà các nhà đầu tư cần trong bối cảnh phát triển mới.

Theo dự thảo Đề án, định hướng thu hút FDI giai đoạn tới sẽ tập trung ưu tiên vào các ngành công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ thông tin và viễn thông, điện tử ở trình độ tiên tiến của thế giới, ô tô, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, công nghiệp hỗ trợ, R&D, internet vạn vật (IoT)… Thu hút FDI tập trung vào các ngành như công nghiệp chế biến, nông nghiệp công nghệ cao; thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, du lịch chất lượng cao, dịch vụ tài chính, logistics và các dịch vụ hiện đại khác; Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh...
Ngọc Thảo - Thanh Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 nhóm tăng cường hợp tác với Bulgaria

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 nhóm tăng cường hợp tác với Bulgaria

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 'nóng' về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Kiểm soát nội dung quảng cáo trực tuyến: Thiết lập chế tài mạnh

Kiểm soát nội dung quảng cáo trực tuyến: Thiết lập chế tài mạnh

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Nhân sự Trung ương: Bộ Chính trị, Bộ Công Thương bổ nhiệm cán bộ chủ chốt; Quốc hội phê chuẩn nhân sự

Nhân sự Trung ương: Bộ Chính trị, Bộ Công Thương bổ nhiệm cán bộ chủ chốt; Quốc hội phê chuẩn nhân sự

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Nhân sự địa phương: Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND; Ban Bí thư chuẩn y lãnh đạo nhiều tỉnh, thành

Nhân sự địa phương: Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND; Ban Bí thư chuẩn y lãnh đạo nhiều tỉnh, thành

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho hai phi công vụ máy bay Yak-130 rơi

Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho hai phi công vụ máy bay Yak-130 rơi

Xem thêm