Thứ năm 24/04/2025 04:57

Thu hút dòng vốn FDI mới: Giải pháp nào cho Việt Nam?

Thu hút vốn FDI không còn chỉ tính ở số lượng mà cần chú trọng tới chất lượng với các dự án lớn, giá trị gia tăng cao và nhất là chuyển giao công nghệ.

Liên kết doanh nghiệp nội - ngoại yếu là tồn tại khó khắc phục

Tại phiên thảo luận trong khuôn khổ Diễn đàn Nhịp cầu phát triển Việt Nam 2025 - Vietnam Connect Forum 2025, các diễn giả là đại diện cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp đều nhìn nhận Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Phiên thảo luận trong khuôn khổ Diễn đàn Nhịp cầu phát triển Việt Nam 2025. Ảnh: Thanh Tuấn

Nhìn lại hành trình 40 năm đổi mới, các chuyên gia đều cho rằng, khu vực FDI đã và đang hỗ trợ tích cực cho Việt Nam, giúp đất nước đạt tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính - cũng cho hay, khu vực FDI là thành tố không thể thiếu và rất quan trọng với phát triển kinh tế đất nước. Thu hút FDI có chọn lọc đã đạt kết quả khích lệ.

Số liệu thống kê cho thấy, tính đến hết tháng 3/2025, Việt Nam có hơn 42.760 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký vượt 510 tỷ USD, xếp trong nhóm 15 quốc gia thu hút FDI lớn nhất toàn cầu. “Con số này là minh chứng tốt nhất cho những quyết sách và nỗ lực của Việt Nam trong thu hút FDI”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Đáng nói, giai đoạn gần đây, dự án FDI đang hướng tới là dự án có công nghệ và giá trị gia tăng cao, có sự tăng lên của chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Tài chính cũng cho biết, việc thu hút vốn FDI chưa như kỳ vọng khi còn nhiều tồn tại. Trong đó, chất lượng các dự án chưa đồng đều, đầu tư vào thượng nguồn chưa cao. Đặc biệt, kết nối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước chưa hiệu quả.

Cũng cho rằng kết nối doanh nghiệp trong - ngoài là điểm nghẽn trong thu hút vốn FDI hiện nay, ông Nguyễn Hải Minh - EuroCham Vietnam, nhìn nhận mối liên kết lỏng lẻo giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt từ góc độ năng lực nội tại.

Một doanh nghiệp đi quá nhanh và một doanh nghiệp đi quá chậm không thể nắm tay nhau cùng tiến”, ông Minh nói. Đồng thời cho hay, doanh nghiệp trong nước năng lực yếu, chất lượng sản phẩm và năng lực quản trị chưa cao. Cộng hưởng với đó, các quy định về đầu tư, thuế, đất đai… còn khắt khe cũng là yếu tố khiến doanh nghiệp nội “yếu” hơn doanh nghiệp ngoại - vốn được hưởng nhiều ưu đãi.

Làm sao để tăng chất lượng nguồn vốn

Việt Nam - điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài có lẽ không còn là vấn đề cần bàn và đã được minh chứng sống động qua các con số. Điều cần “mổ xẻ” ở đây là làm sao tăng hơn nữa chất lượng nguồn vốn.

Đại diện các bộ, ngành, chuyên gia kinh tế tham dự Diễn đàn Nhịp cầu phát triển Việt Nam 2025. Ảnh: VnEconomy

Ông Seck Yee Chung - SingCham Vietnam có cái nhìn khá thú vị về điều này. Từ câu chuyện bản thân, ông cho biết, khi làm việc tại Việt Nam, không chỉ có công việc ông có những “đầu tư” khác là gia đình và căn hộ. Do đó, bên cạnh công việc, ông và gia đình cũng muốn được hưởng chế độ an sinh xã hội như giáo dục, y tế tốt.

Soi chiếu vào doanh nghiệp FDI, đầu tư FDI là một phần của hệ thống và nằm chung một hệ sinh thái. Việt Nam đã làm rất tốt công tác thu hút FDI cũng như đầu tư hạ tầng, nhân lực để tăng sức hấp dẫn. Đồng thời ký kết các FTA, thoả ước thương mại.

Nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu, doanh nghiệp FDI được quan tâm ở cả các mặt khác như tài chính, cải thiện thủ tục hành chính giúp các dự án được phê duyệt nhanh hơn”, ông Seck Yee Chung nói.

Nhân lực cũng là một trong yếu tố thu hút vốn FDI của Việt Nam, bối cảnh mới thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chuyển từ sản xuất kỹ năng thấp sang các ngành đòi hỏi kỹ năng cao như công nghệ bán dẫn thì nhân lực trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. “Áp dụng công nghệ mới đòi hỏi nhân lực mạnh mẽ để nắm bắt nguồn lực cao hơn”, Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam - Scott Fritzen nói.

Ông cũng chỉ ra, Việt Nam có thế mạnh về nhân lực nhưng sự thiếu hụt chuyên gia cao cấp là “điểm trũng” cần lấp. Việt Nam mong muốn có 50.000 kỹ sư về chip vào năm 2030 nhưng hiện nay mới đào tạo khoảng 5.000, để đạt con số mong muốn, thách thức đặt ra là không nhỏ.

Chúng tôi sẵn sàng đồng hành với các đơn vị chức năng, doanh nghiệp Việt Nam trong các hành động để có được lực lượng lao động chất lượng cao cho phát triển đất nước”, Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam cam kết.

Cung cấp cách nhìn cụ thể hơn về các nhà đầu tư nước ngoài, ông Nguyễn Bá Hùng -Chuyên gia kinh tế trưởng ADB Việt Nam - nhấn mạnh, không phải tất cả doanh nghiệp FDI là giống nhau. Nên nhìn doanh nghiệp FDI từng nhóm khác nhau để có động lực phát triển phù hợp.

Thứ nhất, nhóm doanh nghiệp hướng ra xuất khẩu - nhóm này chủ yếu là doanh nghiệp FDI của các chuỗi sản xuất lớn trên thế giới. Nhóm này tận dụng nguồn nhận lực giá rẻ, chất lượng cao; hệ thống hạ tầng thuận lợi để có thể vận hành sản xuất với chi phí thấp.

Việt Nam rất hấp dẫn với nhóm doanh nghiệp này, hiện khoảng 70% tỷ trọng xuất khẩu thuộc về nhóm doanh nghiệp FDI. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp nội có thể tham gia vào chuỗi, đồng thời tăng chất lượng nguồn vốn. Không cách nào khác, doanh nghiệp trong nước phải nâng cao nội lực, áp dụng khoa học công nghệ, đáp ứng các chuẩn mực.

Doanh nghiệp FDI không có động lực thay thế mắt xích bằng doanh nội địa khi lực lượng này chưa sẵn sàng”, ông Nguyễn Bá Hùng bày tỏ.

Thứ hai, nhóm doanh nghiệp FDI nhắm đến thị trường nội địa của Việt Nam. Ngoài lĩnh vực bất động sản, các lĩnh vực khác chưa thực hiện tốt thu hút đầu tư nước ngoài, trong khi đó, nhu cầu đầu tư hạ tầng trong nước là rất lớn. Nhưng với các dự án hạ tầng có thời gian thu hồi vốn rất chậm từ 15-20 năm, để thu hút, cần chính sách ổn định và đủ tin cậy.

Các dự án có thể không nhất thiết 100% vốn nước ngoài mà có thể liên doanh, liên kết cùng thực hiện. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp trong nước được chuyển giao dần công nghệ.

Thứ ba, nhóm doanh nghiệp liên quan đến ngành dịch vụ công nghệ cao, như ngân hàng. Việt Nam có nhu cầu phát triển vốn lớn, việc thu hút FDI trong lĩnh vực này không chỉ có lợi về mặt tài chính mà còn có thể học hỏi kinh nghiệm chuyên môn để xử lý các cơ hội vốn lớn và tăng chất lượng nhân lực.

Thứ trưởng Bộ Tài chính - Đỗ Thành Trung: Việt Nam đang có môi trường rất phù hợp để các doanh nghiệp FDI phát triển. Nhưng để đi xa, chúng ta cần đi cùng nhau, cần sự chia sẻ và đóng góp từ chính cộng đồng doanh nghiệp FDI.
Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Tin cùng chuyên mục

Vietcombank rót vốn cho 50 máy bay của Vietnam Airlines

F88 được vinh danh giải thưởng HR Excellence 2025

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025

VPBankS và GtelPay ký kết hợp tác chiến lược, kiến tạo hệ sinh thái đầu tư – thanh toán tích hợp

Phó Tổng Giám đốc VietinBank nhận Giải thưởng 'Nhà lãnh đạo IT của năm'

Techcombank tiếp tục ra mắt chi nhánh thế hệ mới tại Bình Dương

Chỉ 200.000 đồng một ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

Chi tiết lịch chi trả lương hưu tháng 5 từ ngày 25/4

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

Vietcombank tiếp tục dẫn đầu ngành ngân hàng về sức khỏe thương hiệu

SHB bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành

Ngân hàng TMCP Quân đội ký thỏa thuận hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam

Giải Sao Khuê 2025 gọi tên những lĩnh vực nào?

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh cùng loạt ưu đãi hấp dẫn từ Agribank

Ngân hàng số: Đường đua khốc liệt gia tăng lợi nhuận

Đề xuất lùi thời gian áp thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia

Top 30 thương hiệu ngân hàng mạnh nhất 2025

F88 tạo bệ phóng giúp sinh viên Fintech qua chương trình FinSpark

Dòng vốn ưu đãi 50.000 tỷ đồng từ Agribank: Tiếp sức sản xuất, đồng hành cùng triệu hộ kinh doanh

F88 “về nguồn” cùng 4.000 vận động viên tại Marathon Đền Hùng 2025