Thứ hai 23/12/2024 09:33
Hạ tầng giao thông Quảng Ninh: Động lực phát triển kinh tế xã hội

Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch giữa các vùng miền

Nhờ cơ sở hạ tầng giao thông kết nối các vùng, đặc biệt là vùng khó khăn phát triển đồng bộ, tỉnh Quảng Ninh đã tạo được tiền đề để giảm chênh lệch vùng miền.

Là địa phương có địa hình phức tạp và là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, mặc dù hệ thống giao thông được sự quan tâm đầu tư bằng các chương trình mục tiêu quốc gia, nhưng tỉnh Quảng Ninh vẫn còn nhiều khó khăn trong việc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân…Chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV đã xác định1 trong ba khâu đột phá là “Xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh”.

Nhờ hạ tầng giao thông đồng bộ, hoạt động thương mại khởi sắc hơn

Quảng Ninh đã cụ thể hóa thông qua Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh ở xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi... Trong đó, nhấn mạnh quan điểm “giao thông đi trước một bước”; lấy phát triển, hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo liên thông tổng thể. Từ đó, thúc đẩy liên kết vùng, dẫn dắt, tạo ra không gian và các điều kiện mới trong thu hút đầu tư; thúc đẩy phát triển du lịch, phát triển sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo (gọi chung là vùng khó khăn) phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể kể đến các dự án có tầm ảnh hưởng lớn, làm thay đổi diện mạo cho cả vùng, như: Dự án đường giao thông nối từ trung tâm xã Đại Dực sang trung tâm xã Đại Thành cũ ở huyện Tiên Yên sẽ rút ngắn thời gian và quãng đường đi lại giữa 2 khu vực từ 40km xuống còn hơn 7km.Từ đó, kết nối với điểm du lịch thác Khe Vằn và tuyến du lịch Húc Động - Cao Ly - Khe Tiền - Sông Moóc A, Sông Moóc B - đỉnh Cao Ba Lanh... Bên cạnh đó là đường giao thông từ trung tâm huyện Đầm Hà đi xã Quảng An; đường giao thông kết nối từ quốc lộ18A đến trung tâm xã Quảng Sơn (huyện Hải Hà); cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 341 từ Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái đến Khu kinh tế Cửa khẩu Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà) giai đoạn 2; tuyến đường từ thôn Trại Me (xã Sơn Dương) đến thôn Đồng Trà (xã Đồng Lâm) của TP. Hạ Long.

Hạ tầng giao thông tại huyện Bình Liêu ngày càng được cải thiện

Đáng chú ý, tại Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 97/NQ-HĐND tỉnh (ngày 31/5/2022) phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 342 đoạn thuộc địa phận huyện Ba Chẽ. Giai đoạn I của dự án có tổng vốn đầu tư 816 tỷ đồng.Dự án được thực hiện từnăm 2022 đến năm 2025 với mục tiêu từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, tạo kết nối vùng và khu vực từ vùng thấp, vùng động lực, vùng phát triển của TP. Hạ Long với vùng cao của huyện Ba Chẽ và tỉnh Lạng Sơn. Thông qua đó đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương hàng hóa của nhân dân trong khu vực được thuận lợi, an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả và bền vững, đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Trước mắt, tỉnh Quảng Ninh tập trung hoàn thiện tổng thể kết cấu hạ tầng giao thông các huyện tập trung nhiều đồng bào dân tộc như Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ với tổng số 13 công trình giao thông động lực, thiết yếu, kết nối nội huyện, liên huyện.

Trong tương lai không xa, hạ tầng giao thông Quảng Ninh sẽ đáp ứng được yêu cầu kết nối liên thông, tổng thể, hình thành được mạng lưới giao thông thông suốt, thuận lợi không chỉ nội huyện và liên huyện mà còn kết nối với hệ thống giao thông động lực của tỉnh. Từ đó, mở rộng không gian, tạo ra các điều kiện phát triển mới, biến tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương thành nguồn tổng lực chung, phục vụ phát triển sản xuất, tăng điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, thu hút đầu tư, phát triển du lịch; tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân và đặc biệt sẽ giảm khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền.

Ông Vũ Kiên Cường - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh: Tỉnh ưu tiên nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, liên thông, gắn kết chặt chẽ với các vùng khó khăn.
Tiến Dũng - Thùy Lan
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Quảng Ninh: Đào móng nhà, phát hiện quả bom nặng gần 230 kg tại Hạ Long

Tuyên Quang: Quyết liệt khắc phục những nội dung theo kết luận thanh tra ở Lâm Bình

Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%

Chợ An Đông - 'thủ phủ' thời trang tại TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm

Hơn 14.000 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Bắc Ninh

Ông Dương Minh Dũng - Bí thư Huyện ủy Long Thành được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Tháp thực hiện nghị quyết 18, tinh giản hàng nghìn cán bộ

Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96%

Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

Tỉnh Lạng Sơn kiện toàn chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân

Nam Định: 11 tháng, vốn đăng ký của doanh nghiệp gấp 2,8 lần

Chi tiết 3 bệnh viện đa khoa, vốn đầu tư 5.600 tỷ đồng sắp vận hành ở TP. Hồ Chí Minh

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 ước tăng 5,7%

Nhân sự địa phương: Tỉnh ủy Thái Bình, Hưng Yên, Tuyên Quang, Quảng Nam, Phú Thọ thực hiện công tác nhân sự