Thứ ba 26/11/2024 16:05

Thông tin mới về công suất và huy động nguồn điện ngày 10/6

Theo số liệu của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0), ngày 10/6, công suất đỉnh hệ thống là 36.823,6 MW, sản lượng tiêu thụ đạt 788,3 triệu kWh.

Số liệu thống kê cho thấy, phụ tải toàn hệ thống điện ngày 10/6 đạt 788,3 triệu kWh. Trong đó miền Bắc ước khoảng 384,6 triệu kWh, miền Trung khoảng 73,2 triệu kWh, miền Nam khoảng 330,1 triệu kWh.

Công suất đỉnh hệ thống điện (Pmax) vào lúc 15h đạt 36.823,6 MW. Tuy nhiên công suất đỉnh của các miền Bắc - Trung - Nam xảy ra ở các thời điểm khác nhau. Cụ thể, công suất đỉnh ở miền Nam đạt 16.048,5 MW vào lúc 15h. Trong khi đó công suất đỉnh ở miền Bắc đạt 18.223,4 MW vào lúc 23h, ở miền Trung đạt 3.613,3 MW vào lúc 16h30.

Theo dõi tình hình phụ tải tại Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia

Cơ cấu huy động nguồn điện

Trong ngày 10/6/2023, tổng sản lượng huy động từ thuỷ điện khoảng 149 triệu kWh, (miền Bắc là 59 triệu kWh); Nhiệt điện than huy động 439 triệu kWh (miền Bắc 262,9 triệu kWh); Tuabin khí huy động 85,9 triệu kWh; điện năng lượng tái tạo trên 79 triệu kWh, trong đó điện gió là 37,3 triệu kWh, công suất cao nhất lúc 12h30 đạt 2.339,7 MW, điện mặt trời trang trại nối lưới huy động 42,1 triệu kWh, công suất cao nhất lúc 10h30 đạt 5.875 MW. Nguồn điện dầu không phải huy động.

Về các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp (NLTT) tính đến hết ngày 10/6, đã có 51 dự án với tổng công suất 2.852 MW đã trình Bộ Công Thương phê duyệt giá điện tạm; 40 dự án với tổng công suất 2.367 MW đã ký HĐSĐBS; 8 nhà máy đang thí nghiệm; 14 NM đã thí nghiệm xong; 9 nhà máy đã vận hành thương mại (COD).

Các thông tin về phụ tải được cập nhật công khai thường xuyên 30 phút/lần hàng ngày

Nguồn nhiên liệu than cho sản xuất đủ. Tuy nhiên do phải huy động công suất lớn, liên tục nên một số tổ máy vẫn gặp sự cố. Trong đó, sự cố dài ngày vào khoảng 2.100 MW; sự cố ngắn ngày khoảng 410 MW (Nghi Sơn 1 S1 đến 12/6, Sơn Động S2 đến 12/6).

Dự kiến đến ngày 12/6, tổ máy 1 Nhiệt điện Nghi Sơn 1 sẽ xử lý xong sự cố. Riêng tổ máy 2 nhiệt điện Thái Bình đã khởi động thành công và hoà lưới vào 23h15 ngày 10/6.

Tình hình nguồn thuỷ điện ở miền Bắc ngày 10/6 đã khả quan hơn so với 9/6. Lưu lượng nước về hồ có tăng song các hồ lớn vẫn xấp xỉ mực nước chết. Cụ thể, nước về (m3/s): Lai Châu = 276, Sơn La = 405, Hòa Bình = 94, Bản Chát = 59.3, Tuyên Quang = 88.7.

Do khó khăn về nguồn nước, tổng công suất không huy động được từ các hồ Sơn La, Lai Châu, Bản Chát, Huội Quảng, Tuyên Quang, Thác Bà, Hủa Na, Bản Vẽ,...đạt khoảng 5.000MW.

Mặc dù đã thực hiện các giải pháp quản lý vận hành, song do khó khăn về nguồn điện, nên công suất tiết giảm tối đa ở miền Bắc vào khoảng 1300 MW.

Tiếp tục đẩy mạnh chương trình tiết kiệm điện

Nắng nóng tiếp diễn, cần tăng ý thức tiết kiệm điện

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng quốc gia, ngày hôm nay (11.6), ở khu vực phía Đông Bắc bộ, vùng núi phía Tây khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến 35 - 37oC, có nơi trên 37oC như: Yên Bái 38oC, Cao Bằng 37,7oC, Phú Hộ (Phú Thọ) 37,6oC, Hà Đông 37,2oC, Tây Hiếu (Nghệ An) 37,3oC… Độ ẩm tương đối phổ biến 45 - 60%.

Dự báo, ở Bắc bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 37oC, có nơi trên 37oC.

Cảnh báo, nắng nóng ở khu vực từ Nghệ An đến Quảng Ngãi còn tiếp tục kéo dài trong nhiều ngày.

Phía Bắc bộ, ban ngày vẫn nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ cao nhất từ 34 - 37oC, có nơi trên 37oC.

Một số nơi có thể có mưa giông.

Các chuyên gia khuyến cáo, dù tình hình thuỷ văn có thuận lợi hơn so với các ngày trước đó, song tình hình nắng nóng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, nhu cầu sử dụng điện cao, do đó các nhà máy thuỷ điện cần vận hành linh hoạt; tăng cường tích nước các hồ thủy điện; người dân, doanh nghiệp cần nâng cao ý thức trách nhiệm, đẩy mạnh chương trình tiết kiệm điện, nguồn nước nhằm tránh áp lực cho hệ thống điện quốc gia, nhất là ở miền Bắc.

Hiện, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn liên tục chỉ đạo, đôn đốc, tìm mọi giải pháp để tăng cường vận hành các nguồn điện, vận hành linh hoạt hồ chứa trong bối các hồ thủy điện lớn thiếu hụt nước; đôn đốc các nhà máy nhiệt điện tập trung ưu tiên xử lý sự cố các tổ máy; đảm bảo cung ứng than, khí cho phát điện; tích cực bổ sung các nguồn điện năng lượng tái tạo cho hệ thống; tăng cường vận hành an toàn hệ thống truyền tải Trung - Bắc; tiếp tục triển khai chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tiết kiệm điện...

Báo Công Thương sẽ tiếp tục cập nhật...

Đình Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Hệ thống điện

Tin cùng chuyên mục

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện