Thứ ba 19/11/2024 02:27

Thông tin hữu ích về tập quán kinh doanh tại Algeria

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2016, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria đạt 225,36 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, cà phê đạt 98,4 triệu USD (57.077 tấn), tăng 81% về lượng và tăng 66% về giá trị; tiếp đó là mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện (kim ngạch đạt 67,41 triệu USD), hạt tiêu, gạo, thủy hải sản, giày dép, hàng dệt may…

Thương vụ Việt Nam tại Algeria xin giới thiệu một số tập quán kinh doanh tại thị trường này để doanh nghiệp Việt Nam quan tâm tham khảo.

Phương thức thanh toán

Về cơ bản, việc thanh toán quốc tế thực hiện bằng đồng euro và đồng đôla Mỹ. Thư tín dụng (L/C) và nhờ thu kèm chứng từ là hai phương thức thanh toán được phép sử dụng tại Algeria. Việc chuyển tiền tự do, trước đây được phép nay chỉ được dùng trong một số hoạt động như nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và linh kiện kèm theo một số điều kiện.

Hệ thống thanh toán của Algeria ít sử dụng phương tiện điện tử. Cho dù phương thức thanh toán là như thế nào thì mọi hoạt động xuất nhập khẩu đều phải thực hiện thông qua ngân hàng.

Ngôn ngữ

Ảnh: Internet

Mặc dù Algeria không phải là thành viên Cộng đồng Pháp ngữ, song tiếng Pháp vẫn là ngôn ngữ chính thức trong chính quyền và giới kinh doanh, được sử dụng phổ biến do có quan hệ nhiều với Pháp, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Canada... Do vậy, việc sử dụng thành thạo tiếng Pháp là một thế mạnh chủ yếu đối với các nhà xuất khẩu và đầu tư nước ngoài.

Ngôn ngữ sử dụng ở toà án là tiếng Arập, có nghĩa là việc khiếu kiện và các hành vi tố tụng được viết bằng tiếng Arập.

Trên các sản phẩm và bao bì, hàng hoá buộc phải viết bằng hai ngôn ngữ, tiếng Pháp và tiếng Arập (hoặc tiếng Arập và tiếng Anh).

Giao dịch bằng thư điện tử

Đối với các doanh nghiệp Algeria mà doanh nghiệp Việt Nam mới làm quen lần đầu, việc giao dịch bằng email thường ít đem lại kết quả, nhiều trường hợp phía bạn không trả lời. Do vậy, đối với thư giới thiệu, doanh nghiệp Việt Nam nên gửi bằng Fax, nếu có thể viết thư bằng tiếng Pháp thì càng tốt. Nếu gửi thư qua email thì nên viết dưới dạng văn bản, có đóng dấu và scan.

Tiếp xúc trực tiếp

Cũng giống như phần lớn các nước Arập, tại Algeria, việc tiếp xúc trực tiếp là một nhân tố quan trọng. Khó có thể tiến hành buôn bán hay ký kết hợp đồng mà không có trước các mối quan hệ thân thiết và hữu nghị. Do vậy, quan hệ trong công việc có đặc điểm gần giống như quan hệ bạn bè và nên có những buổi tiếp xúc công việc trong những bữa ăn trưa hoặc tối. Nếu có thể, doanh nghiệp nên đi khảo sát tìm hiểu thị trường, gặp gỡ trực tiếp, giới thiệu sản phẩm, đàm phán giá cả trong giai đoạn đầu.

Đại lý thương mại

Việc sử dụng các đại lý thương mại Algeria cũng có thể là sự lựa chọn đúng đắn mang tính chiến lược. Những người trung gian này (người được uỷ quyền, người môi giới mua bán...) biết rất rõ thị trường trong nước và thành thạo tiếng Arập có thể giúp tránh được mọi sự hiểu nhầm hoặc cái bẫy mà một người nước ngoài chưa có kinh nghiệm có thể mắc phải.

Kiên trì và linh hoạt

Sự kiên nhẫn và linh hoạt sẽ là rất cần thiết cho tất cả những ai muốn làm việc tại Algeria. Người Algeria thường rất tin tưởng vào ý chí của thần thánh thể hiện bằng câu nói nổi tiếng: “In-Cha Allah” tức là “Nếu Thượng đế muốn như vậy”. Thủ tục hành chính rườm rà đi liền với giờ giấc cao su thường kéo dài thêm thời hạn. Các cuộc họp có thể bắt đầu và kết thúc muộn, trước đó, bạn cần phải gọi điện xác nhận.

Một số điều kiêng kị

Một số chủ đề nói chuyện cần tránh như liên quan đến đạo Hồi vì người ta sẽ xem đây là vấn đề tế nhị nhất. Cũng không nên ăn, uống hoặc hút thuốc công khai trong tháng nhịn ăn ban ngày Ramadan, đặc biệt không ăn thịt lợn, uống rượu. Cũng cần nói thêm, trong thời gian diễn ra Ramadan (tháng 6 - 7), các hoạt động kinh tế thương bị chậm lại, các công sở chỉ làm việc đến 3h chiều, hàng quán trong dịp này thường đóng cửa.

Thời gian làm việc

Kể từ 14/8/2009, Algeria áp dụng ngày nghỉ cuối tuần là thứ sáu và thứ bảy. Các văn phòng tại Algeria mở cửa làm việc từ chủ nhật đến thứ năm, từ 8h sáng đến 16h30. Trong tháng Ramandan, thời gian được rút ngắn và giờ làm việc thay đổi từ 9 đến 15h. Về chênh lệch múi giờ, Algeria chậm hơn Việt Nam 6 giờ.

Vị trí của nữ giới

Vị trí của phụ nữ trong nền kinh tế Algeria cũng đang có những tiến triển tích cực với việc thành lập Hội doanh nhân nữ. Tuy nhiên, tính đến tầm quan trọng trong cách ăn mặc và dáng điệu nói chung của người phụ nữ Algeria thì phụ nữ nước ngoài nên mặc quần dài hoặc bộ quần áo nữ cùng một loại vải khi ở nước này.

Một số lưu ý khác

Doanh nghiệp cần có sự kết nối thường xuyên với cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại và các bộ, ngành trong nước để được hỗ trợ khi cần thiết. Tích cực tham gia vào các hội chợ triển lãm quốc tế, các diễn đàn doanh nghiệp và các chương trình xúc tiến thương mại để tìm kiếm đối tác.

Ngoài buôn bán hàng hóa thông thường, doanh nghiệp nên nghiên cứu khả năng đầu tư, liên doanh liên kết tại Algeria trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, du lịch và ngược lại. Cũng cần tận dụng Algeria như là cửa ngõ để thúc đẩy xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực.

Hoàng Đức Nhuận - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Algeria

Tin cùng chuyên mục

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm