Thông báo này đánh dấu sự khởi đầu của việc áp dụng thỏa thuận MPIA cho các tranh chấp phát sinh giữa các thành viên WTO. Thỏa thuận đảm bảo rằng các thành viên WTO tham gia sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ hệ thống giải quyết tranh chấp 2 bước trong WTO bao gồm giai đoạn kháng cáo độc lập và vô tư.
Các thành viên hiện tại của Thỏa thuận MPIA bao gồm Australia; Brazil; Canada; Trung Quốc; Chile; Colombia; Costa Rica; Liên minh châu âu; Guatemala; Hồng Kông, Trung Quốc; Iceland; Mexico; New Zealand; Na Uy; Pakistan; Singapore; Thụy sĩ; Ukraine và Uruguay. Các thành viên bổ sung có thể tham gia Thỏa thuận bất cứ lúc nào. Tính toàn diện là một tính năng quan trọng của Thỏa thuận được xây dựng để mang lại sự ổn định cho việc giải quyết tranh chấp của WTO, trong bối cảnh Cơ quan Phúc thẩm WTO đang bị tê liệt.
Thỏa thuận MPIA sẽ hoạt động theo khuôn khổ WTO, dựa trên một điều khoản trong Nghị định về giải quyết tranh chấp của WTO đối với trọng tài tranh chấp (Điều 25 DSU). Thỏa thuận dựa trên các quy tắc thông thường của WTO áp dụng cho kháng cáo, nhưng cũng chứa một số yếu tố mới để tăng cường hiệu quả thủ tục. Thỏa thuận kháng cáo tạm thời không nhằm thay thế Cơ quan phúc thẩm WTO. Đây là một biện pháp ngăn chặn. Ngay khi Cơ quan phúc thẩm một lần nữa có thể hoạt động, các kháng cáo sẽ lại được đưa ra trước Cơ quan phúc thẩm.
Với việc hiệu lực hóa Thỏa thuận tạm thời này, các thành viên WTO bắt đầu đưa ra một nhóm 10 trọng tài viên có thể được kêu gọi để nghe các kháng cáo trong tương lai. Mục đích là để thành phần của nhóm trọng tài được hoàn thành trong vòng ba tháng kể từ bây giờ. Trọng tài viên để phục vụ cho các kháng cáo cụ thể sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên từ nhóm trọng tài đó.