Thiếu măng tây cho xuất khẩu
- Thu lợi từ gốc tới ngọn
Măng tây là cây trồng có nguồn gốc từ Châu Âu, du nhập vào Việt Nam từ những năm 1960–1970. Tuy nhiên, đến những năm gần đây, mô hình trồng măng tây xanh mới phát triển mạnh ở các tỉnh phía Nam.
TS Nguyễn Công Thành – Trưởng phòng Cây công nghiệp (Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam) cho biết, măng tây phù hợp với các loại đất nhẹ, tơi xốp, giàu dinh dưỡng hữu cơ như đất cồn, đất phù saven sông, đất bazan, đất cát pha 50/50… Đặc biệt, 2 tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh làmăng tây tỏ ra rất thích hợp, năng suất cây trồng vượt trội.
TS Thành cho biết, măng tây xanh là cây trồng sử dụng được tất cả các thành phần, trong đó, chồi măng non dùng làm thực phẩm, thân, lá cây được sử dụng trong việc cắm hoa trang trí, làm cảnh, chế dược liệu, mỹ phẩm… Măng giống sau khi2 tháng được đem ra trồng, sau 6 – 8 tháng chăm sóc đã có thể cho thu hoạch. Sảnbình quân từ 7 - 10kg/công (1.000m2), thời gian thu kéo dài từ 5 - 8 tháng/năm, tùy chất lượng giống, làm đất và chăm sóc.
Nông dân La Văn Đực ở ấp Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành, TP.Bạc Liêu cho biết, gia đình có 4 công đất trồng măng tây, thu hoạch bình quân 10 - 15kg/ngày. Với giá bán ở mức 65.000 – 70.000 đồng/kg như hiện nay, ông có thể thu lời từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.
Ông Võ Đình Khánh - Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Phước cũng cho biết, với giá bán như hiện nay, người trồng măng tây xanh tại địa phương có thu nhập cao hơn điều, cao su - những cây nông sản chủ lực của tỉnh.
Nhiều cơ hội phát triển
Được đánh giá là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhu cầu sử dụng măng tây xanh đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, do là cây trồng mới, sản lượng chưa nhiều, lại phân bổ rải rác ở nhiều địa phương nên việc tập hợp số lượng nhiều cho xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn.
Ông La Văn Đực cho biết, ban đầu mớimăng tây trong vườn nhà, ông phải tự mò mẫm lên TP.HCM tìm nơi tiêu thụ. Đến nay, khi sản xuất đã đi vào ổn định,không đủ cung cấp cho các đơn đặt hàng. “Nhiều người trong vùng thấy trồng măng tây bán tốt nên đã đến học nghề, mua cây giống về cùng trồng, hiện đang phát triển rất tốt” - ông Đực cho biết.
Tại Bình Phước, do có thị trường tiêu thụ tốt, cây măng tây xanh được Hội Nông dân tỉnh chú trọng phát triển. Để nhân rộng diện tích măng tây xanh từ mô hình mẫu của tỉnh, đơn vị này đã phối hợp với các trạm khuyến nông huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ hướng dẫn bà con cách trồng, chăm sóc loại rau đầy tiềm năng này.
Đại diện Trạm Khuyến nông thị xã Bình Long (Bình Phước) cũng cho biết, để hỗ trợ việc phát triển diện tích măng tây trên địa bàn, trạm đã tiến hành xây dựng mô hình trình diễn với 10 hộ nông dân tham gia, quy mô trồng 1 sào/hộ. Trạm hỗ trợ mỗi hộ gần 4 triệu đồng để mua giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, Trạm Khuyến nông Bình Long cũng cử cán bộ kỹ thuật xuống vườn trực tiếp tham gia theo dõi, ghi chép quá trình trồng, chăm sóc cho bà con.
Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân - Công ty Việt Hoa Mỹ (TP.HCM) cho biết, măng tây xanh được rất nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Mỗi ngày, Việt Hoa Mỹ thực hiện xuất khẩu từ 500kg - 1 tấn măng tây sang 20 nước khác nhau.
Đơn vị này cũng trồng 50ha măng tây ở 40 tỉnh, thành phố trong cả nước để phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. “Nhu cầu thị trường nước ngoài rất lớn, có khi đặt hàng chục tấn/tuần nhưng công ty chưa đáp ứng được vì măng tây.
Theo Dân Việt