Chủ nhật 22/12/2024 21:54

Thiếu hụt lao động tay nghề cao

Lực lượng lao động Việt Nam hiện khá dồi dào, nhưng năng lực tay nghề vẫn còn rất nhiều hạn chế. Đây chính là rào cản đối với lao động trong nước trước bối cảnh hội nhập, cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Năm 2018, dân số Việt Nam ước tính khoảng 94 triệu người, trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 55,16 triệu người. Đánh giá của Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho thấy, Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN về tỷ lệ lực lượng lao động.

Cải thiện chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước

Theo Tổng cục Thống kê, xu thế lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm tháng 11/2018 tăng 3,1% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 0,9%; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 4,1%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 3,4%. Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 1,2% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 3,4%; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 0,1%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 0,5%.

Cụ thể, lao động của các doanh nghiệp công nghiệp so với cùng thời điểm năm trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn: Hải Phòng tăng 13%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 6,8%; Hà Nội tăng 5,8%; Đồng Nai tăng 4,5%; Hải Dương tăng 2,6%; Quảng Ninh tăng 2,4%; Cần Thơ tăng 1,1%; TP. Hồ Chí Minh và Thái Nguyên cùng tăng 1%; Bình Dương tăng 0,8%; Quảng Nam tăng 0,5%; Vĩnh Phúc giảm 2,7%; Bắc Ninh giảm 7,9%; Đà Nẵng giảm 12,3%.

Với tổng lực lượng lao động dồi dào đó, Việt Nam đang có lợi thế lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, theo Báo cáo thị trường quý II/2018 của Công ty cung cấp dịch vụ nhân sự ManpowerGroup, chỉ có 11% lao động Việt Nam có kỹ năng tay nghề cao. Do vậy, theo phân tích, khi tiến bộ công nghệ thay đổi, các tổ chức, yêu cầu về kỹ năng tay nghề cũng thay đổi nhanh chóng và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm nhân lực có kỹ năng, đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp.

Cục Việc làm nhận định, lực lượng lao động Việt Nam còn nhiều yếu kém, trong đó, tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập. Đặc biệt, khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động còn lớn; tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề đào tạo, giữa các vùng miền chậm được khắc phục, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội...

Ông Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - thừa nhận, chất lượng lao động Việt Nam cũng có những vấn đề đáng quan ngại, chất lượng lao động còn thấp, tỷ lệ sinh viên thất nghiệp còn cao, nhiều sinh viên phải làm việc trái ngành nghề đào tạo, gây ra sự lãng phí lớn trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Do đó, “việc trang bị các kiến thức, kỹ năng mới cho người lao động trong bối cảnh hội nhập là quan trọng và cần thiết” – Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nhấn mạnh.

Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam Chang Hee Lee phân tích, Việt Nam đang phải đối diện với thách thức về thiếu hụt nhân lực có tay nghề cao, có một khoảng cách lớn giữa đào tạo lao động và nhu cầu tuyển dụng. Vì vậy, cần phải có lực lượng lao động chất lượng cao, được đào tạo bài bản, phù hợp với nhu cầu thực tiễn để thích ứng với những thay đổi và thách thức của thị trường lao động trong nước cũng như quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay. Đào tạo chính là chìa khóa tạo nên năng suất lao động cao hơn, thay đổi chất lượng cuộc sống và đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong tương lai.

Cải thiện chất lượng lao động, nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp 4.0 luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội định hướng phát triển thị trường lao động, tăng cường năng lực cho hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm trên cả nước; đồng thời, củng cố kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng mới cho nguồn nhân lực Việt Nam. Ngoài ra, Bộ này sẽ thúc đẩy sự gắn kết giữa đào tạo nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực, gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp với việc làm, giữa cơ sở đào tạo, người học nghề, người sử dụng lao động và người lao động...

Trong những năm qua, nhằm thúc đẩy và phát triển kinh tế bền vững, Chính phủ Việt Nam đã khẳng định phát triển nguồn nhân lực, gắn đào tạo nghề với thị trường lao động; tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nhân lực, được xem là những giải pháp đột phá.
Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Thống kê

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Ngày hội việc làm mở ra nhiều cơ hội cho người lao động

Giám đốc Sở LĐTBXH Đà Nẵng: Điểm đầu vào đại học thấp vì tư tưởng thích đại học hơn học nghề

Doanh nghiệp ‘nới’ tuổi tuyển dụng lao động để đáp ứng đơn hàng

Đảm bảo an toàn cho phụ nữ ra nước ngoài làm việc

Bộ Nội vụ nghiên cứu chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức sau khi tinh gọn bộ máy

Nhân sự 2/12: Tỉnh ủy Thái Bình bầu Bí thư; Tỉnh ủy Hưng Yên, Tuyên Quang bổ nhiệm nhân sự chủ chốt

Chạy đua cày cuốc cuối năm, làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể

Nhân sự địa phương: Thái Bình, Hòa Bình, Hà Nam cùng nhiều tỉnh phía Nam bổ nhiệm cán bộ chủ chốt

Uống Trà Xanh Không Độ giảm căng thẳng khi nỗ lực làm ngày cày đêm chạy đua với tết

Nhân sự 29/11: Bộ Ngoại giao bổ nhiệm lãnh đạo Vụ; Cục Hải quan Lạng Sơn, Hải Phòng có tân lãnh đạo

Nhân sự 28/11: Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải có tân Bộ trưởng; Quốc hội bổ nhiệm nhân sự mới

Nóng: Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Công an xử lý người đưa tin sai sự thật về sáp nhập tỉnh, thành

Doanh nghiệp tuyển 7.000 việc làm tại Ngày hội tuyển dụng Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Nhân sự 27/11: Bộ Xây dựng bổ nhiệm Chánh văn phòng; Hòa Bình, Hà Giang điều động cán bộ chủ chốt

Nhân sự 26/11: Bộ Tài chính bổ nhiệm lãnh đạo cục, vụ; Tỉnh ủy Thái Bình, Hà Nam có nhân sự mới

Bài 2: Khi phụ nữ được trao quyền "dẫn dắt" doanh nghiệp

Nhân sự 25/11: Đồng ý cho các ông Bùi Văn Cường, Nguyễn Văn Thể thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 'nóng' về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm