Thứ hai 23/12/2024 04:53

“Thiệt đơn thiệt kép” khi 10 năm phân bón không áp dụng thuế giá trị gia tăng

Không chỉ thiệt hại cho nhà nước, doanh nghiệp sản xuất phân bón, người nông dân cũng chịu “thiệt đơn thiệt kép” khi 10 năm phân bón không áp dụng thuế GTGT.

Theo chương trình sửa đổi các luật thuế trong năm 2024, dự án Luật thuế Giá trị gia tăng (Thuế GTGT) sửa đổi sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 đang diễn ra và thông qua tại kỳ họp thứ 8 (diễn ra vào tháng 10/2024). Theo đó, một nội dung được quan tâm đặc biệt trong Dự thảo Luật là chuyển mặt hàng phân bón và các loại máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp sang áp dụng 5% thuế GTGT, thay vì thuộc nhóm đối tượng “không chịu thuế” như hiện nay.

Được biết, đây cũng là nội dung được các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị nhiều năm qua nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, hỗ trợ nông dân giảm chi phí sản xuất, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho ngành sản xuất phân bón trong nước phát triển bền vững, đồng thời thực hiện mục tiêu thu hẹp đối tượng không chịu thuế GTGT.

Toạ đàm “Sửa thuế để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp” do Báo Đầu tư tổ chức vào sáng 14/6

Chia sẻ tại Toạ đàm “Sửa thuế để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp” do Báo Đầu tư tổ chức vào sáng 14/6, các diễn giả đều đồng tình với nội dung tại Dự thảo luật là chuyển mặt hàng phân bón và các loại máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp sang áp dụng 5% thuế GTGT.

Cụ thể, theo ông Nguyễn Trí Ngọc – Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng: 10 năm không được áp thuế GTGT với mặt hàng phân bón, ngành nông nghiệp và người nông dân và cả nhà nước vừa “thiệt đơn vừa thiệt kép”.

Làm rõ hơn nhận định này, ông Nguyễn Trí Ngọc cho rằng: Mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo Luật thuế 71, vì vậy các doanh nghiệp phân bón không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào là dịch vụ, thiết bị máy móc, đầu tư.

“Chính vì không được khấu trừ nên các hoạt động sản xuất phân bón phải tính vào chi phí sản phẩm, chính là tính vào giá thành phân bón, làm đẩy giá phân bón lên và người nông dân phải chịu” – ông Nguyễn Trí Ngọc phân tích và cho rằng, phân bón chiếm từ 40-60% giá thành sản phẩm nông nghiệp và là sản phẩm đầu vào không thể thiếu của ngành nông nghiệp, tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm người nông dân làm ra.

Hơn nữa, giá thành phân bón sản xuất trong nước tăng sẽ khiến cho mặt hàng phân bón sản xuất trong nước bất lợi với các sản phẩm phân bón nhập khẩu. Vì thực tế, mỗi năm ngành nông nghiệp tiêu thụ khoảng 11-12 triệu tấn phân bón, trong đó sản xuất phân bón trong nước được khoảng 8 triệu tấn, còn lại là nhập khẩu, có những sản phẩm phân bón buộc phải nhập khẩu vì Việt Nam chưa sản xuất được. Như vậy, hàng hoá phân bón sản xuất trong nước khó cạnh tranh được với hàng nhập khẩu về giá.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoàng Trung – Phó Tổng giám đốc Công ty CP DAP – VINACHEM cho biết: Những bất cập khi thực thi Luật thuế 71 trong 10 năm qua. Cụ thể, là một trong hai doanh nghiệp sản xuất phân bón DAP của Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng Trung cho rằng, toàn bộ chi phí đầu vào của doanh nghiệp cộng vào quá trình sản xuất, hàng năm ước 7-8% chi phí sản xuất tăng thêm. Ước tính mỗi năm trên dưới 100 tỷ đồng, 10 năm nay luỹ kế lên đến hàng 1000 tỷ đồng, khi giá thành sản xuất tăng mà giá bán trên thị trường thì không thể điều chỉnh được, thì gây ra sự cạnh tranh bất bình đẳng doanh nghiệp sản xuất trong nước và phân bón nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu.

Vì người nhập khẩu phân bón không chịu thuế GTGT nên có điều kiện giảm giá. Dẫn đến ngành sản xuất phân bón trong nước thời gian qua không những không làm chủ được mà còn chịu sự chi phối và tuân theo luật chơi của sản phẩm phân bón nhập khẩu” – ông Nguyễn Hoàng Trung thông tin.

Ông Nguyễn Trí Ngọc – Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam

Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Trung, sự bất cập trên đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phân bón. Trong 10 năm qua, do hiệu quả sản xuất như vậy và tác động Luật Thuế 71 nên tất cả chi phí đầu tư, nâng cấp nhà máy, nâng cao chất lượng sản phẩm không được hoàn thuế, điều này dẫn đến hạn chế tính hiệu quả của dự án. Đó là lý do, 10 năm qua không nhiều doanh nghiệp phân bón lớn của Việt Nam mở rộng quy mô đầu tư, làm hạn chế sự phát triển, không thúc đẩy được sản xuất, làm doanh nghiệp không có động lực tăng đầu tư, tái đầu tư nâng cao quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm, nên bà con nông dân cũng có thiệt hại.

“Vì nếu chúng ta tăng được quy mô sản xuất thì giá thành sẽ giảm, nông dân được hưởng lợi” – ông Nguyễn Hoàng Trung nhấn mạnh.

Đồng tình với những thiệt hại của doanh nghiệp, người nông dân khi không áp dụng thuế GTGT với sản phẩm phân bón sản xuất trong nước, theo ông Nguyễn Văn Phụng – nguyên Vụ trưởng quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính): Nguyên lý thuế GTGT là tác động trực tiếp đến giá bán, việc không áp chịu thuế với phân bón 10 năm qua khiến chúng ta đang ở tình trạnh "cháy nhà 2 đầu", và ảnh hưởng đến cả nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân.

Ông Nguyễn Văn Phụng cũng chỉ ra những lợi ích của việc đưa phân bón vào diện chịu thuế giá trị gia tăng 5%, trong đó lợi ích thứ nhất là tăng thu ngân sách đối với thuế nhập khẩu trong khi vẫn giữ mặt bằng giá bán trong nước. Bên cạnh đó, nông dân có cơ hội yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nguyên tắc đúng theo luật, được khấu trừ đầu vào, cần hạ mặt bằng giá bán.

Lợi ích thứ hai được ông Nguyễn Văn Phụng đưa ra là Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi có nhiều điểm quan trọng, vẫn giữ nguyên 26 hàng hóa không chịu thuế nhưng 12 hàng hóa dịch vụ được đưa ra diện chịu thuế nên tính chất liên hoàn tốt hơn.

Đặc biệt, quy định khấu trừ thuế đầu vào chặt chẽ hơn, tránh gian lận trong bối cảnh Việt Nam đã thực hiện quy định hóa đơn điện tử nên việc kiểm soát, quản lý rủi ro, đảm bảo minh bạch trong kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Thông tin tại Toạ đàm cũng cho biết, các nước trên thế giới đều áp dụng các chính sách thuế với ngành phân bón và không có nước nào như Việt Nam không áp thuế giá trị gia tăng phân bón. Trung Quốc áp dụng thuế phân bón 11%. Nga áp dụng thuế giá trị gia tăng phân bón 20%. Thái Lan áp dụng thuế giá trị gia tăng phân bón 8%, Malaysia và Singapore đều áp dụng thuế giá trị gia tăng cho phân bón.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: giảm thuế Giá trị gia tăng (VAT)

Tin cùng chuyên mục

Mộc Châu Milk ứng dụng tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và chăn nuôi bò sữa

Chính thức cung cấp dịch vụ 5G tốc độ nhanh nhất hiện nay, VNPT bước vào không gian phát triển mới

Doanh nghiệp sữa Cô gái Hà Lan được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia

EVN tiếp tục nâng cao chất lượng kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2025

PC Đắk Nông: Nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa dịp cuối năm

Saigon Co.op tặng 900 vé xe 0 đồng cho người lao động về quê đón Tết Nguyên đán 2025

Grab và DatVietVAC hợp tác gia tăng quyền lợi cho người dùng tại Việt Nam

Tập đoàn Khoa học công nghệ Hoàng Việt - Doanh nghiệp tâm huyết vì sự nghiệp “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng”

Bưu điện Việt Nam nhận giải Vàng Chất lượng quốc gia

Boeing mong muốn đầu tư vào Việt Nam

Nestlé Việt Nam vinh dự đón nhận “Giải Vàng Chất lượng Quốc gia” lần thứ 2

EVNGENCO2 đóng góp gần 700 đơn vị máu trong Tuần lễ hồng EVN lần X

Growatt thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà, góp phần thực hiện Quy hoạch điện 8

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

Luật Thi hành án dân sự tác động rất lớn đến môi trường kinh doanh

J&T Express tăng cường 20% shipper, đầu tư hàng trăm phương tiện vận tải phục vụ mùa tết 2025

LG ra mắt điều hòa DUALCOOLTM AI AIR với làn gió thông minh, tiết kiệm điện năng và lọc khí toàn diện

VnExpress Marathon Hải Phòng 2024 thu hút nhiều Runner trong và ngoài nước tham gia

Vinataba và hành trình về đích với mức tăng trưởng ấn tượng 2 con số

Phân bón Cà Mau ra mắt AI tính năng chẩn đoán sâu bệnh trên ứng dụng 2Nông