Thứ bảy 10/05/2025 04:41

Thị trường vẫn duy trì đà tăng, VN-Index thêm gần 4 điểm

Bất chấp việc dòng tiền gần như biến mất khỏi thị trường, chứng khoán trong nước vẫn có thể duy trì được đà tăng.

Trong phiên giao dịch ngày 30/1, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mốc 1.179,65 điểm, tăng 3,96 điểm (tương đương 0,34%).

Bất chấp việc dòng tiền gần như biến mất khỏi thị trường, chứng khoán trong nước vẫn có thể duy trì được đà tăng trong ngày hôm nay

Ngay từ đầu phiên, sự tích cực đã được thể hiện rõ khi thị trường mở cửa trong sắc xanh. Tuy nhiên ngay sau đó do thanh khoản cạn kiệt khiến thị trường liên tục rung lắc mạnh. Thậm chí có thời điểm VN-Index còn quay đầu giảm điểm với áp lực tương đối lớn. Mặc dù vậy đến cuối cùng sắc xanh vẫn ở lại với thị trường.

Điểm đáng chú ý là việc nhiều nhóm ngành "nhỏ" như cao su, dệt may, bất động sản khu công nghiệp diễn biến tích cực, thay vì chỉ tập trung vào một số ít nhóm ngành thường được quan tâm như ngân hàng, chứng khoán hay bất động sản.

Cụ thể ở cổ phiếu cao su, GVR tăng 2%, PHR tăng 3,21%, DPR tăng 1,8%; TNC, DRC và CSM đồng loạt tăng kịch trần. Hoặc như ngành dệt may ghi nhận MSH tăng 2,13%, GIL tăng 3,91%, TNG tăng 4,59%... Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp cũng giao dịch khả quan khi BCM tăng 5,15%, IDC tăng 4,68%, KBC tăng 1,81%... Hay như các cổ phiếu thủy sản cũng giao dịch khá tích cực.

Với các nhóm ngành lớn và thường nhận được sự quan tâm mà giới đầu tư, nhóm ngành ngân hàng được bao trùm bởi sắc xanh, tuy nhiên mức tăng nhìn chung tương đối hạn chế. Tình hình tương tự xảy ra ở ngành chứng khoán.

Tiêu biểu trong đó là cổ phiếu ngân hàng phân hóa rõ rệt. Trong khi VCB, BID, CTG, MBB, VPB, TCB đều giảm nhẹ dưới 1% thì HDB lại tăng 2,1%, STB tăng 1,15%, OCB tăng 3,73%, VIB tăng 0,48%, EIB tăng 0,78%.

Nhóm cổ phiếu năng lượng và hàng không cũng phân hóa: GAS giảm 0,26%, PGV giảm 1,97% nhưng POW và PLX lại tăng lần lượt 0,88% và 0,14%; VJC giảm 0,19% trong khi HVN tăng 0,8%.

Cổ phiếu bán lẻ diễn biến khả quan khi MWG tăng 1,79%, PNJ tăng 0,11%, FRT tăng 4,79% và DGW tăng 1,1%.

Khối ngoại quay trở lại mua ròng trong ngày hôm nay với giá trị hơn 120 tỷ đồng. Trong đó, STB (+100,90 tỷ) là cổ phiếu được tham gia mua ròng tích cực nhất toàn thị trường. Theo sau đó còn có một số cái tên đáng chú ý khác như PC1 (+83,97 tỷ), HSG (+55,28 tỷ) hay PDR (+51,07 tỷ). Ở chiều hướng ngược lại, VRE (-141,37 tỷ) và KDC (-104,94 tỷ) là hai cổ phiếu bị bán ròng nổi bật nhất trong ngày hôm nay.

Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp khi chỉ có hơn 620 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 13 nghìn tỷ đồng. Sắc xanh có phần vượt trội hơn trong ngày hôm nay với 266 mã tăng điểm, 174 mã giảm điểm, 112 mã đóng cửa ở mốc tham chiếu.

Song Hà
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường chứng khoán

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh

BAOVIET Bank cho vay cá nhân lãi suất chỉ từ 3%

KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Con đường tiền tệ huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ

Tài sản số, tín chỉ carbon: 'Mảnh ghép' mới cho tài sản bảo đảm?

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống