Thứ bảy 16/11/2024 13:18

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp và câu chuyện về thể chế quản lý

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam càng phát triển, càng phải cần đến những thể chế quản lý nhằm bảo đảm niềm tin cho thị trường.

Tại toạ đàm “Mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp - niềm tin và trách nhiệm” diễn ra ngày 13/9/2022 tại Hà Nội, câu chuyện về thể chế quản lý thêm một lần được các chuyên gia xới lên như một nỗi lo hiện nay của thị trường này.

Mới đây nhất cuộc “khủng hoảng mini” trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp diễn ra vào tháng 4 và tháng 5 đã khiến thị trường đóng băng. Các chuyên gia đánh giá, cách xử lý của cơ quan chức năng khi đó có thể được xem là tạm ổn, nhưng trong tương lai, nếu lại có khủng hoảng nữa thì cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm chính.

Báo cáo mới nhất của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cho thấy, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vừa nối dài thêm một tháng trầm lắng ở hoạt động phát hành mới.

Cụ thể, trong tháng 8/2022, có 26 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với giá trị 13.930 tỷ đồng và 1 đợt phát hành trái phiếu ra công chúng trị giá 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong đó chủ yếu là trái phiếu của các ngân hàng thương mại trong khi 2 đối tượng chính khác của thị trường là bất động sản và năng lượng tái tạo lại rất trầm lắng.

Đã 4 tháng qua, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp mới rơi vào khoảng trống đột ngột. Từ sự bùng nổ và liên tục gia tăng trong các năm 2020 và 2021, hoạt động phát hành mới ở các lĩnh vực ngoài ngân hàng rơi vào trầm lắng suốt từ tháng 4/2022 đến nay. Những rủi ro đầu tư và rủi ro pháp lý bộc lộ ở một số trường hợp sau giai đoạn phát triển nóng, cùng hướng siết chặt lại cơ chế pháp lý (đặc biệt ở việc sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp) được cho là nguyên do.

Ông Trương Văn Phước - nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia trăn trở với câu hỏi Việt Nam đã có cơ quan nào quản lý, chịu trách nhiệm chính cho thị trường vốn hay chưa?

Những gì vừa xảy ra trên thị trường vốn là một hồi chuông cảnh báo, bởi chúng ta không có một thể chế chịu trách nhiệm cuối cùng”- vị chuyên gia này nhìn nhận.

Ông Phước cho rằng, muốn phát triển một thị trường vốn lành mạnh, tiên tiến thì chúng ta cần có một định chế độc lập, cần một cơ quan có chức năng tổ chức, thanh tra, giám sát và chịu trách nhiệm cho sự vận động của thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng.

Tiếp cận ý kiến của ông Phước từ góc độ xa, TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho biết, theo thống kê của ông, tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp hiện vào khoảng 1,5 triệu tỷ đồng, tổng số vốn trung dài hạn hệ thống ngân hàng 5 triệu tỷ, bằng khoảng 1/3. Những năm qua, vốn trái phiếu tăng trưởng với khoảng 30-35%/năm.

Nếu tính toán công thức có nghĩa 2 năm sau khối lượng trái phiếu tăng lên gấp đôi, lên khoảng 2,8 triệu tỷ, 2 năm kế tiếp lên 5,6 triệu tỷ, 6 năm sau lên 11,2 triệu tỷ. 11,2 triệu tỷ gánh được gần như vốn trung dài hạn mà hệ thống ngân hàng tìm vốn ngắn cho vay trung dài hạn.

Tiếp tục mạch phân tích, TS Nghĩa nói, hiện tại có quan điểm coi trái phiếu như trò chơi đánh bạc của các nhà phát hành, có trường hợp sai phạm, nhà đầu tư phải ráng chịu. Trái phiếu là thị trường vô cùng quan trọng nhưng đang không được phát triển với tâm thế xem nó là "máu" của nền kinh tế thị trường.

Cũng theo ông Nghĩa, bộ phận phát triển thị trường trái phiếu là bộ phận hẹp trong Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là điều rất đáng trách. Thị trường trái phiếu là một thị trường có độ rủi ro tương đối cao, vì thế cần có hệ thống giám sát vi phạm chuẩn để nhà đầu tư nhìn vào sức khỏe doanh nghiệp, nhà đầu tư theo đó chỉ biết nhìn vào, quyết định chọn theo khẩu vị rủi ro.

Hiện tại tôi cho rằng chưa có đủ định chế thật sự để quản lý giám sát phát triển thị trường này. Vì vậy cách làm như vậy có vấn đề, khi sai phạm hình sự hóa. Cứ mỗi lần như vậy thị trường bị rủi ro nhiều trong khi thị trường này yếu tố niềm tin là rất lớn”- ông Nghĩa nói.

Vị chuyên gia này khẳng định, niềm tin và trách nhiệm là 2 từ gắn với nhau. Trách nhiệm trước hết là của Chính phủ, lòng tin trước hết là của doanh nhân, doanh nghiệp. Do thể chế không vững chắc, giám sát không chặt chẽ, rủi ro, ứng xử với thị trường lên bờ xuống ruộng. Thị trường như vậy khó phát triển bền vững lâu dài, khó giữ niềm tin của dân chúng vững chắc.

Còn ông Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương đặt vấn đề, chúng ta có cách tiếp cận mới là phải xây dựng niềm tin, xây dựng các công cụ xử lý rủi ro. Do mỗi nhà đầu tư có khẩu vị khác nhau về rủi ro nên có những nhu cầu khác nhau, nên chúng ta cần có các công cụ khác nhau.

Nhiều người nói phải xây dựng các cơ quan xếp hạng tín nhiệm để lấy niềm tin, vậy niềm tin đơn vị xếp hạng lấy ở đâu ra? Do đó, công cụ phát triển niềm tin tốt hơn là xây dựng bảo hiểm rủi ro, theo đó, chúng ta xây dựng những định chế đảm bảo, rằng rủi ro ít thì trả họ phí ít, rủi ro nhiều thì trả phí nhiều… thị trường khi đó sẽ tự vận hành một cách mượt mà hơn, bền vững hơn. Theo đó, trách nhiệm thuộc về cơ quan nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp luật, xây dựng niềm tin cho nhà đầu tư.

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lo lắng, trong bối cảnh sự phục hồi của doanh nghiệp còn là một tiến trình gian nan thì việc khơi thông dòng chảy vốn là vô cùng quan trọng. Ông Lộc đặt câu hỏi cơ quan nào sẽ đủ năng lực, đủ trách nhiệm quản lý thị trường vốn vả cả thị trường trái phiếu doanh nghiệp để thị trường không phải chấp nhận những cú sốc trả giá.

Chia sẻ nỗi lo của TS Lộc, Chuyên gia kinh tế Vũ Đinh Ánh nói, Nghị định 153 quy định rất rõ chịu trách nhiệm về thị trường trái phiếu doanh nghiệp là Bộ Tài chính, tuy nhiên, chỉ Bộ Tài chính thì không thể giải quyết được các vấn đề của thị trường nếu không có sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước, bởi họ là người mua trái phiếu doanh nghiệp, là người tham gia lớn nhất.

Thế nên ông Ánh nói, điều quan trọng là chúng ta cần phát triển hệ thống xếp hạng tín nhiệm một cách trung thực, khách quan.

Quan trọng nhất của trái phiếu doanh nghiệp là phải dựa trên xếp hạng tín nhiệm, kể cả doanh nghiệp bị xếp hạng tín nhiệm thấp thì họ vẫn được quyền phát hành”- ông Ánh nhìn nhận.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Tin cùng chuyên mục

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Manulife nâng cấp sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về bảo hiểm sức khỏe

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu

Techcom Capital đóng hơn 114 tỷ đồng thuế năm 2022 – 2023, hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng