Chủ nhật 22/12/2024 22:53

Thị trường quà Tết 2024: Người dân “chưa vội” sắm, hướng tới phân khúc bình dân

Chưa đầy 1 tháng nữa là Tết Nguyên đán Giáp Thìn, song vì kinh tế còn khó khăn nên sức mua vẫn trầm lắng dù nhiều nhà sản xuất chuẩn bị lượng hàng dồi dào.

Doanh nghiệp “rục rịch”, người dân “từ tốn”

Nhiều tiểu thương, cửa hàng và siêu thị đã bắt đầu tung ra các mặt hàng giỏ quà Tết với giá bình dân, dễ mua, mẫu mã đa dạng từ cuối tháng 11 âm lịch. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, so với năm ngoái, giỏ quà Tết năm nay đề cao sự tiện ích, chú trọng chất lượng và thực hiện giảm giá cho khách hàng đặt sớm với số lượng lớn.

Giỏ quà Tết được "lên kệ" sớm từ cuối tháng 11 Âm lịch

Tại các trung tâm thương mại và hệ thống các siêu thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giá các giỏ quà tết năm nay phổ biến từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng. Với các giỏ quà truyền thống thường có bánh kẹo, mứt, trà, rượu, các loại hạt, cà phê, tùy vào từng giá tiền mà sản phẩm trong giỏ quà cũng khác nhau, dao động từ 300 đến dưới 2 triệu đồng tùy theo nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh các sản phẩm thông dụng trong mỗi giỏ quà như bánh kẹo, trà, các loại hạt, rượu…, năm nay các đơn vị cung cấp còn thiết kế các giỏ quà độc đáo mới lạ để phục vụ khách. Ngoài ra, năm nay thị trường giỏ quà Tết chứng kiến sự xuất hiện của các loại nông sản sạch như trái cây sấy, mứt bánh, đặc sản khô vùng miền.

Tại siêu thị MM Mega Market, dịp Tết Nguyên đán này, siêu thị cung cấp khoảng 16 loại giỏ quà Tết cho khách hàng với giá dao động từ 300.000 đồng đến 2 triệu đồng/giỏ. Tương tự, hệ thống siêu thị WinMart cũng đã đưa ra thị trường nhiều mẫu giỏ quà Tết mang nội dung Như Ý-Cát Tường - Phú Quý; An Khang-Đại Cát… giá từ 299.000-699.000 đồng/giỏ.

Kinh doanh đại lý nhiều năm nay, chị Trần Thị Hạnh - chủ một đại lý trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, năm nay thị trường trầm lắng hơn so với những năm trước. Nếu như mọi năm thời điểm này người dân bắt đầu lác đác đi sắm Tết những đồ khô như bánh kẹo, thì năm nay chưa thấy có động tĩnh gì.

Nhiều tiểu thương không dám nhập hàng nhiều

Chị Dương (Ba Đình, Hà Nội) than thở: "Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là đến tết rồi. Bình thường các năm trước, thời điểm này đã thấy hàng hóa phục vụ tết như bánh mứt, quà tết, đồ trang trí bày bán khắp nơi nhưng năm nay giảm hẳn. Năm nay là năm nhuận, Tết đến muộn hơn năm trước những 30 ngày. Và chắc là do lương thưởng chưa về nên chưa ai mua sắm Tết", chị Dương tự lý giải.

Xu hướng phân khúc “bình dân”

Theo ghi nhận của phóng viên, năm nay nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng có nhiều thay đổi. Thay vì chọn các hộp, giỏ quà Tết có giá trị cao, nhiều người ưu tiên chọn phân khúc bình dân, chú trọng nhiều vào giá trị thiết thực với người tiêu dùng, đồng thời ưu tiên cho hàng sản xuất tại nội địa. Theo đó, tới 90% sản phẩm trong các giỏ quà là hàng sản xuất tại Việt Nam như: Nông sản, bánh mứt, dầu ăn…

Hàng năm, gia đình chị Lan (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thường bỏ ra khoảng 500.000 - 1.000.000 đồng để mua giỏ quà Tết biếu ông bà nội, ngoại hai bên. Tuy nhiên năm nay kinh tế khó khăn, lương thưởng đều giảm sút tới 50% nên chị tính cắt giảm đi phần tiền quà để bớt gánh nặng chi phí. Chị cho biết, chỉ dám mua giỏ quà khoảng 300.000 - 400.000 đồng.

Người dân có xu hướng chọn những giỏ quà phân khúc bình dân

Đồng cảnh ngộ, anh Công (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, mỗi năm đều dành một khoản tiền để mua quà Tết tặng người thân. Tuy nhiên năm nay, thu nhập của gia đình giảm 40% nên chi phí cho phần quà tặng cũng được cân nhắc hơn.

Tại cửa hàng bánh kẹo trên đường Đại Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội), các hộp quà Tết có giá 150.000-350.000 đồng được xếp đầy các kệ hàng. Anh Nguyễn Thế Sơn, chủ cửa hàng tại đây cho biết, anh bắt đầu bày hàng từ đầu tháng 12 Dương lịch, nhưng những giỏ quà có thiết kế loại trên 500.000 đồng đến nay không bán hết. Trong khi đó, các hộp quà thuộc phân khúc bình dân lại rất hút khách.

Anh Sơn suy đoán, do kinh tế khó khăn nên người dân thắt chặt chi tiêu. Nắm bắt được xu hướng này của khách hàng, các hãng bánh kẹo cũng tạo những hộp quà Tết có giá hợp túi tiền. "Có khách mua 10 hộp quà chỉ tốn 1,5 – 3 triệu đồng. Tôi đã bán 250 hộp quà giá từ 150.000-300.000 đồng, trong tuần", anh Sơn cho biết.

Theo ghi nhận, tại nhiều cửa hàng kinh doanh tạp hóa, bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội, giỏ quà Tết năm nay vẫn đảm bảo các yếu tố như đa dạng mẫu mã, chủng loại. Tuy nhiên, do kinh tế khó khăn nên các loại giỏ quà bình dân, thiết thực được người tiêu dùng ưa chuộng hơn.

Minh Trang
Bài viết cùng chủ đề: Tết Nguyên đán

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Giá lúa gạo hôm nay ngày 22/12 và tuần qua: Gạo các loại biến động mạnh, lúa tươi quay đầu

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (22/12): Vàng nhẫn tiếp tục "vượt mặt" vàng miếng

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Nhiều tỉnh thiết lập bảng giá mới, đạt 68.000 đồng/kg

Giá bạc hôm nay 22/12/2024: Bạc phục hồi trở lại sau nhiều phiên giảm liên tiếp

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 22/12/2024: Đồng Yên Nhật “chợ đen” tăng nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay 22/12/2024: Đồng USD quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay 22/12/2024: Giá dầu giảm 3% trong tuần

Giá vàng hôm nay 22/12/2024: Tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Giá tiêu trong nước hôm nay giảm nhẹ

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm

Dự báo giá vàng ngày mai 22/12/2024: Xu hướng tăng vẫn bị chi phối

Dự báo giá cà phê ngày mai 22/12/2024: Giá cà phê có thể tăng trở lại

Dự báo giá tiêu ngày mai 22/12/2024: Giá tiêu trong nước chuyển biến tăng sau nhiều phiên giảm

Giá vàng chiều nay 21/12/2024: Vàng nhẫn tăng vọt, vượt xa vàng miếng

Giá lúa gạo hôm nay ngày 21/12: Gạo quay đầu nhích nhẹ, lúa tươi vững giá

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (21/12): Tiếp tục giảm sâu

Giá heo hơi hôm nay 21/12/2024: Đồng loạt giữ giá trên cả nước

Giá bạc hôm nay 21/12/2024: Bạc nối đà giảm 3 phiên liên tiếp

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 21/12/2024: Đồng Yên Nhật trượt xuống mức thấp kỷ lục