Thứ tư 01/01/2025 15:10

Thị trường phân bón tháng 6: Giá tăng nhẹ

Sau khoảng thời gian dài trầm lắng, thị trường phân bón đã có sự sôi động đáng kể. Giá các mặt hàng phân bón tăng nhẹ và lượng hàng tiêu thụ hiện đang ở mức cao.

Thêm nguồn cung ure mới từ Nhà máy Đạm Hà Bắc

Giá ure tăng nhẹ

Hiện Trung Quốc đang vào vụ chính nên nhu cầu chăm bón cho sản xuất nông nghiệp tăng, nhập khẩu vào Việt Nam hạn chế. Bên cạnh đó, Nhà máy ure Phú Mỹ - đơn vị cung cấp đến 40% nhu cầu phân đạm của cả nước - vừa trải qua gần 1 tháng bảo dưỡng định kỳ… Vì vậy, nguồn cung ure bị khan hiếm và tăng giá nhẹ.

Trước đó, tại một số đại lý cấp 1 chuyên phân phối phân bón tại Cần Thơ, giá phân đạm Phú Mỹ tại kho đại lý cấp 1 bán cho đại lý cấp 2 là 8.400 - 8.500 đồng/kg, còn đạm Cà Mau và Ninh Bình lần lượt có giá 8.200 - 8.300 và 8.300 - 8.400 đồng/kg, tăng khoảng 1.000 - 1.200 đồng/kg (tương đương 50.000 - 60.000 đồng/bao 50 kg) so với mức giá cách đây 3 tháng.

Ghi nhận tại thị trường An Giang, so với hồi đầu vụ hè thu, giá phân bón được đại lý cấp 1 phân phối xuống đại lý cấp 2 tăng khoảng 50.000 - 70.000 đồng/bao 50 kg, hiện có giá giao động 420.000 - 425.000 đồng/bao 50 kg đối với đạm Phú Mỹ và 410.000 - 420 đồng/bao 50 kg đối với đạm Cà Mau và Ninh Bình (tùy nơi).

Tại Tiền Giang, đạm Phú Mỹ được đại lý cấp 2 bán trực tiếp cho nông dân với giá 465.000 - 470.000 đồng/bao 50 kg; đạm Cà Mau và Ninh Bình lần lượt có giá 455.000 - 460.000 và 460.000 - 465.000 đồng/bao 50kg, tăng 80.000 -90.000 đồng/bao 50 kg so với mức giá hồi đầu vụ hè thu trước.

Theo lý giải của các đại lý, giá phân đạm tăng là do nguồn cung khan hiếm, lượng hàng được đại lý cấp 1 đưa xuống đại lý cấp 2 rất hạn chế. “Trước đây, tôi đăng ký mua 500, 1.000 hay thậm chí 2.000 tấn cũng có, còn bây giờ đăng ký nhưng chỉ được 200 - 300 tấn, nhiều khi còn không có hàng”- chủ một đại lý cho biết.

Sẽ không khan hiếm ure

Ông Nguyễn Đức Hiển - Giám đốc Kinh doanh vùng Tây Nam bộ thuộc Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) - cho rằng, thời gian qua, phân đạm tăng giá chỉ là hiện tượng cục bộ do nguồn cung giảm vì Nhà máy đạm Phú Mỹ được bảo trì từ 26/5 đến 20/6. Trong thời kỳ bảo dưỡng, nguồn cung cũng có hạn chế. Hơn nữa, những năm trước, lượng phân đạm nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều, nhưng năm nay giảm vì lượng hàng trong nước sản xuất ổn định. “Thông thường mọi năm khi bắt đầu vào vụ sản xuất, mỗi đại lý lớn tích trữ khoảng 5.000 - 10.000 tấn, đại lý nhỏ cũng 1.000 - 2.000 tấn. Nhưng, từ năm ngoái đến nay, khi nhà máy sản xuất ổn định, các đại lý không tích trữ nữa nên khi nhà máy ngưng, nguồn cung chậm lại, lập tức các đại lý đẩy mạnh mua dẫn đến xảy ra tình trạng tăng giá” - ông Hiển nhìn nhận.

Thông tin chính thức từ Nhà máy đạm Phú Mỹ, việc bảo dưỡng tổng thể nhà máy được thực hiện định kỳ 2 năm một lần. Công tác bảo dưỡng nhà máy bắt đầu từ ngày 26/5/2015 và đã đạt cả 4 chỉ tiêu về an toàn, chất lượng, tiến độ và chi phí. Nhà máy đã chính thức cho ra sản phẩm ure với 100% công suất vào 23 giờ 55 ngày 20/6/2015, trước 2 ngày so với kế hoạch đề ra. Việc kịp thời hoạt động trở lại sẽ giúp bảo đảm nguồn cung ure cho vụ hè thu, giải bài toán khan hiếm cục bộ và giá thành tăng nhẹ như hiện nay.

Bên cạnh việc Nhà máy ure Phu Mỹ đi vào hoạt động trở lại sau bảo dưỡng định kỳ thì mới đây, ngày 19/6, Công ty TNHH MTV phân đạm Hà Bắc đã khánh thành Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, mở rộng và nâng công suất Nhà máy phân đạm Hà Bắc từ 180.000 ure lên 500.000 tấn/năm. Từ đây, mỗi năm cả nước sẽ có thêm 320.000 tấn ure. Như vậy, nguồn cung ure sẽ không khan hiếm, thậm chí còn hướng tới xuất khẩu.

Sau khi dây chuyền mở rộng của Công ty TNHH MTV phân đạm và hóa chất Hà Bắc vào hoạt động, cả nước hiện có 4 nhà máy sản xuất phân đạm quy mô 2,6 triệu tấn, với các thương hiệu Đạm Hà Bắc (500.000 tấn/năm), Đạm Ninh Bình (560.000 tấn/năm), Đạm Phú Mỹ (800.000 tấn/năm) và Đạm Cà Mau (800.000 tấn/năm), trong khi nhu cầu nội địa chỉ vào khoảng 2,2 triệu tấn ure/năm.
Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Bình ổn thị trường phân bón

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 26/12: Cao su giao dịch sôi động trong ngày thị trường nghỉ lễ Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/12: Giá dầu đảo chiều hồi phục

Thị trường hàng hóa hôm nay 24/12: Giá cà phê Robusta tăng nhẹ, dao động quanh mốc 5.000 USD/tấn

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc