Thứ tư 01/01/2025 17:25

Thị trường phân bón: Nguồn cung và giá ổn định

Sau thời gian tăng giá cục bộ, từ đầu tháng 7 đến nay, giá các loại phân bón trên thị trường cả nước đã hạ “nhiệt”. Nguồn cung ổn định và dự kiến giá phân bón sẽ tiếp tục ổn định đến hết năm.  

Giá phân bón tiếp tục ổn định đến cuối năm

Giá ổn định trở lại

Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), sau một thời gian ngắn tăng giá cục bộ, những ngày qua, giá các loại phân bón đặc biệt là phân đạm (urê) đã ổn định trở lại.

Đại lý Thu Dung (đại lý cấp 1) ở tỉnh Bến Tre cho biết: Trong tháng 6, giá urê tăng nhẹ do vào chính vụ hè thu, nhu cầu phân bón cao trong khi Nhà máy đạm Phú Mỹ lại tiến hành bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, hiện nay, Nhà máy đạm Phú Mỹ đã bảo dưỡng xong, hàng cung cấp rất mạnh và đều nên nguồn cung urê đã ổn định trở lại. Giá bán đến tay người nông dân đã giảm: Phân đạm từ 8.400 - 8.800 đồng/kg; kali: 8.600 - 8.700 đồngkg; DAP châu Âu: 12.800 - 12.900 đồng/kg...

Ghi nhận tại các chợ đầu mối như chợ Trần Xuân Soạn (TP.Hồ Chí Minh), giá các mặt hàng phân bón từ đầu tháng 7 đến nay cũng giảm trung bình 200 – 300 đồng/kg. Tại các đại lý cấp 1 ở khu vực miền Tây, giá cũng giảm tương tự. Hiện giá urê trung bình khoảng 8.300 đồng/kg, rẻ hơn so với cùng thời điểm này năm ngoái - nhiều bà con nông dân khẳng định.

Tại các tỉnh miền Trung, phần lớn khu vực đã hoàn tất chăm bón đợt 2 cho cây lúa, một số địa phương đã bón đợt 3 nên nhu cầu phân bón không cao. Cùng với lượng cung tăng mạnh nên giá urê hiện đã giảm từ 200 - 400 đồng/kg.

Tương tự, khu vực Tây Nguyên, bà con nông dân đã chăm bón xong đợt 1 cho cây cà phê nên nhu cầu phân bón cũng giảm mạnh hơn trước khi bước vào chăm bón đợt 2.

Trên thị trường thế giới, giá urê cũng giảm mạnh ở hầu hết các thị trường sau một khoảng thời gian tăng giá. Cụ thể, tại Trung Quốc, giá giao thầu và giá nội địa đều giảm, vụ hè dự kiến sẽ kết thúc vào giữa tháng 7, nguồn cung xuất khẩu (XK) được kỳ vọng sẽ tăng sau thời điểm này. Tại thị trường Nga (Yuzzny), giá urê giảm xuống 285 USD/tấn, nhu cầu giảm thấp, đặc biệt là châu Âu. Giá các gói thầu tại Sri Lanka tuần qua cho thấy rõ xu hướng giảm của urê thế giới với việc các đơn vị chào bán thấp hơn gần 11 USD/tấn so với gói thầu 1 tháng trước đây.

Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) cho biết: Sau thời gian ngừng máy để thực hiện công tác bảo dưỡng định kỳ, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã vận hành ổn định từ ngày 20/6/2015 và đạt công suất tối đa (khoảng 2.400 tấn/ngày). Toàn bộ lượng hàng này đã được khẩn trương đưa về các khu vực trong cả nước. 6 tháng đầu năm 2015, PVFCCo đã cung cấp ra thị trường gần 440.000 tấn đạm Phú Mỹ và hơn 200.000 tấn phân bón khác. Ngày 7/7 vừa qua, 27.500 tấn kali Phú Mỹ do PVFCCo nhập khẩu cũng đã cập cảng.

Xuất khẩu phân bón tăng

Bên cạnh thị trường phân bón trong nước đã hạ nhiệt, tình hình XK các loại phân bón 6 tháng đầu năm cũng ghi nhận những tín hiệu tốt. Con số của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho thấy, XK phân bón 6 tháng đạt 71,3 triệu USD, so với cùng kỳ, giá trị XK tăng 60,1% và tỷ trọng tăng 17,8%. Trong đó, XK NPK đạt 107 nghìn tấn, tăng 14,8% so với cùng kỳ. Các loại phân đơn khác như urê, DAP, phân lân nung chảy đạt 71.897 tấn, giá trị đạt 28,8 triệu USD; một số sản phẩm khác đạt 3,8 triệu USD.

Giá trị XK phân bón 6 tháng đầu năm tăng cao chủ yếu do các công ty đã chủ động đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và XK, tích cực mở rộng sang các thị trường mới như Hàn Quốc, Indonesia... và đã có kết quả bước đầu.

Việc đẩy mạnh XK phân bón vừa tìm đầu ra cho sản phẩm khi thị trường trong nước không thuận lợi, mặt khác cũng góp phần tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả DN do được khấu trừ thuế giá trị gia tăng...
Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Bình ổn thị trường phân bón

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 26/12: Cao su giao dịch sôi động trong ngày thị trường nghỉ lễ Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/12: Giá dầu đảo chiều hồi phục

Thị trường hàng hóa hôm nay 24/12: Giá cà phê Robusta tăng nhẹ, dao động quanh mốc 5.000 USD/tấn

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc