Thứ ba 26/11/2024 13:31

Thị trường hàng hoá hôm nay ngày 29/7/2023 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu đạt mốc 80 USD

Thị trường hàng hoá hôm nay ngày 29/7/2023 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu đạt mốc 80 USD;

Giá dầu chạm ngưỡng 80 USD/thùng

Theo Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), dầu thô kết thúc tuần giao dịch ngày 17/07 – 23/07 trong sắc xanh, kéo dài chuỗi tăng giá sang tuần thứ 4 liên tiếp và đạt mức cao nhất trong vòng 3 tháng trong bối cảnh rủi ro thâm hụt nguồn cung gia tăng, trong khi tình hình tiêu thụ tương đối ổn định.

Cụ thể, giá dầu WTI tăng 2,32% lên trên mức 77 USD/thùng và giá dầu Brent đóng cửa tuần với mức giá 81,07 USD/thùng sau khi tăng 1,5%.

Giá cả hàng hoá tuần qua có nhiều biến động

Dầu thô tiếp tục đón nhận lực mua mạnh mẽ trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 24/07, trong bối cảnh lo ngại thâm hụt nguồn cung, và tín hiệu kinh tế tích cực hơn tại các quốc gia tiêu thụ hàng đầu, điển hình như Mỹ và Trung Quốc. Kết phiên, giá dầu WTI tăng 2,17% lên mức 78.74 USD/thùng, mức cao nhất trong vòng 3 tháng qua. Dầu Brent đóng cửa sát mốc 83 USD/thùng sau khi tăng 2,29%.

Thị trường dầu thô tiếp tục đón nhận lực mua tích cực trong phiên giao dịch ngày 25/07, được hỗ trợ bởi các dấu hiệu suy giảm nguồn cung tại các quốc gia sản xuất, xuất khẩu lớn. Kết phiên, giá dầu WTI tăng 1,13% lên mức 79,63 USD/thùng, dầu Brent tăng 1,09% lên mức 83,64 USD/thùng, đánh dấu phiên tăng giá thứ 4 liên tiếp, lên mức cao nhất trong vòng 3 tháng qua.

Sau 4 phiên tăng liên tiếp, kết thúc phiên giao dịch ngày 26/07, giá dầu WTI giảm 1,07% xuống còn 78,78 USD/thùng trong khi dầu Brent giảm 0,86% xuống 82,92 USD/thùng, cắt đứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp trước đó. Các nhà đầu tư tăng cường hoạt động chốt lời khi giá dầu tiến sát các vùng kháng cự quan trọng, trong khi tâm lý thận trọng hướng về cuộc họp lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng hạn chế các vị thế mua mới.

Đến phiên cuối tuần, sức mua tiếp tục được thúc đẩy đối với mặt hàng dầu thô khi các dữ liệu kinh tế của Mỹ cho thấy sự tích cực, bất chấp bối cảnh lãi suất liên tục tăng cao, làm gia tăng triển vọng tiêu thụ trong khi nguồn cung có dấu hiệu thu hẹp.

Chốt phiên, giá dầu WTI tăng 1,66%, chạm mốc 80 USD/thùng sau hơn 3 tháng dao động dưới ngưỡng này. Dầu Brent đóng cửa với mức giá 83,79 USD/thùng sau khi tăng 1,49%.

Theo các nhà phân tích của Ngân hàng UBS, thị trường dầu mỏ đang thiếu nguồn cung và điều này khiến các chuyên gia kỳ vọng dầu Brent sẽ tăng lên 85-90 USD trong những tháng tới.

Giá nông sản lên xuống thất thường

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, thị trường ngô và lúa mì đã “dậy sóng” trở lại khi tình hình xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine ngày càng gặp phải nhiều thách thức hơn. Giá ngô đã ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong hơn 2 năm qua. Trong khi đó, lúa mì là mặt hàng dẫn dắt nhóm nông sản khi đóng cửa ở mức kịch trần. Theo MXV, diễn biến nhảy vọt gần đây của giá nông sản cũng tương tự như giai đoạn ngay sau khi xung đột Nga Ukraine nổ ra lần đầu vào tháng 2/2022.

Căng thẳng không ngừng leo thang khiến cho lo ngại về hoạt động xuất khẩu và triển vọng nguồn cung dài hạn từ khu vực Biển Đen sẽ càng khó quay trở lại bình thường. Điều này cũng lý giải cho diễn biến tăng vọt của giá ngô và lúa mì trong phiên đầu tuần khi khu vực này chiếm 25% lượng lúa mì và 17% lượng ngô thế giới.

Sang ngày 27/7, giá lúa mì giảm mạnh hơn 5%, dẫn dắt đà suy yếu của toàn thị trường. Bên cạnh đó, giá ngô mở rộng biên độ giảm, đánh mất hơn 3%.

Việc thiếu vắng yếu tố mới liên quan tới thông tin xoay quanh khu vực Biển Đen là yếu tố chính khiến giá hạ nhiệt trong phiên hôm qua. Bên cạnh đó, triển vọng mùa vụ ngô tại Mỹ vẫn chưa rõ ràng và còn yếu tố rủi ro khiến cho giá rung lắc mạnh.

Khối NATO cho biết họ đang tăng cường giám sát khu vực biển Đen, đồng thời lên án việc Nga rút lui khỏi thỏa thuận ngũ cốc do Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian.

Ngoài ra, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) cũng đã kêu gọi Nga tuân thủ các công ước quốc tế và ngừng các mối đe dọa đối với vận tải thương mại ở Biển Đen. Việc các cơ quan, tổ chức trên thế giới đang chỉ trích chính sách của Nga đã khiến cho thị trường thiếu đi động lực tăng giá như các phiên trước đó.

Bên cạnh sức ép từ việc lo ngại nguồn cung khu vực biển Đen đã phản ánh hết lên giá; áp lực bán kỹ thuật ở vùng đỉnh cũng là nguyên nhân lý giải cho diễn biến giá lúa mì.

Thêm vào đó, hãng tư vấn Pháp Agritel cho biết, sản lượng lúa mì mềm trong năm nay của nước này dự kiến sẽ đạt mức 34.82 triệu tấn, tăng 3,3% so với năm ngoái, mặc dù cây trồng cũng ghi nhận nhiều thách thức về thời tiết vào đầu năm nay. “Sương giá muộn vào tháng 04 ở miền đông nước Pháp và trên hết là tình trạng thiếu mưa hoàn toàn trong tháng 05 và 06 đã làm giảm mạnh tiềm năng sản xuất”, Agritel cho biết. Nhìn chung, nguồn cung gia tăng vẫn là yếu tố củng cố đà giảm của giá lúa mì.

Giá bông và cà phê suy yếu

Kết thúc tuần giao dịch 17/7-23/7, sắc xanh chiếm ưu thế trên bảng giá nguyên liệu công nghiệp. Trong đó, giá bông gây chú ý với tuần tăng thứ 4 liên tiếp. Cụ thể, mặt hàng này đóng cửa tuần giao dịch vừa qua với 5/5 phiên tăng giá, tương đương mức tăng 4,01% so với tham chiếu và là mặt hàng dẫn đầu đà tăng của nhóm. Nhu cầu về bông dần hồi phục là nguyên nhân chính hỗ trợ giá.

Giá cà phê suy yếu trong tuần qua

Giá cà phê Robusta cũng tăng hơn 2% trong tuần vừa qua, chủ yếu là do số liệu xuất khẩu chậm tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tồn kho Robusta ở mức thấp cũng đang là lo ngại của thị trường. Tổng cục Hải quan Việt Nam (CUSTOMS) cho biết, nước ta đã vận chuyển 31.607 tấn cà phê trong nửa đầu tháng 7, chỉ bằng 46% lượng cà phê xuất khẩu trong cùng kỳ tháng trước và thấp hơn 46% so với lượng hàng vận chuyển trong cùng kỳ năm trước. Hơn nữa, lũy kế xuất khẩu cà phê từ đầu năm tính đến hết ngày 15/7 ở mức 1,04 triệu tấn, giảm 3,78% so với mức 1,08 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2022.

Đồng thời, tồn kho Robusta trên Sở ICE chỉ dao động dưới 55.000 tấn, mức thấp nhất trong vòng 7 năm cũng dấy lên lo ngại về việc đảm bảo nguồn cung trên thị trường trong hiện tại và thời gian tới.

Trong khi đó, giá cà phê Arabica diễn biến đầy giằng co do những thông tin cơ bản trái chiều về nguồn cung tại Brazil. Đóng cửa tuần, giá tăng nhẹ 0,65% so với tham chiếu. Một mặt, triển vọng nguồn cung Arabica tích cực trong niên vụ 2023/24 tại Brazil kết hợp cùng tiến độ thu hoạch tại vùng sản xuất đang nhỉnh hơn so với niên vụ trước, đưa đến kỳ vọng nguồn cung mới sẽ nhanh chóng được đẩy ra thị trường trong thời gian tới. Mặt khác, tiến độ bán hàng cà phê vụ mới tại Brazil vẫn còn khá ảm đạm, khiến nguồn cung vẫn duy trì trong mức thấp ở hiện tại. Theo Hãng tư vấn Safras & Mercado, nông dân mới bán được 30% sản lượng cà phê niên vụ 2023/24, thấp hơn 9% so với cùng kỳ năm trước và mức trung bình 5 năm.

Song đến tuần này, giá bông dẫn đầu đà tăng với mức tăng mạnh 2,24%, đánh dấu phiên tăng giá thứ 7 liên tiếp của mặt hàng này.

Giá hai mặt hàng cà phê cùng suy yếu, trong đó giá Arabica giảm 0,71% và giá Robusta giảm 0,79% so với tham chiếu. Hoạt động thu hoạch cà phê sẽ tiếp tục diễn biến tích cực tại Brazil, từ đó tạo tiền đề cho việc đảm bảo nguồn cung trên thị trường trong thời gian tới.

Giới quan sát cho biết, tiến độ thu hoạch cà phê tại các vùng sản xuất chính tại Brazil sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong tuần này nhờ điều kiện thời tiết khô ráo. Thu hoạch nhanh chóng khiến nguồn cung mới trở nên sàng, từ đó thúc đẩy nông dân bán hàng nhanh hơn. Điều này góp phần giảm bớt lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường do hoạt động hạn chế bán hàng trước đó.

Hơn nữa, đồng Real của Brazil suy yếu trong phiên hôm qua, kéo theo tỷ giá USD/Brazil tăng 0,48%. Chênh lệch tỷ giá gia tăng đã thúc đẩy nhu cầu bán hàng từ phía nông dân quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường hàng hóa hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 26/11: Giá dầu thế giới giảm sau tin thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/11/2024: Giá dầu thế giới tăng vọt

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/11: Giá dầu ‘leo thang’

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần