Thứ bảy 23/11/2024 01:42

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 26/2: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động rất mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch vừa qua (19 - 23/2), thị trường hàng hóa biến động rất mạnh.

Điều này thể hiện qua sự phân hóa, giằng co rõ rệt giữa các mặt hàng, chỉ số giá nông sản tăng vào đầu tuần và giảm mạnh về cuối tuần trái ngược với xu hướng của nhóm hàng kim loại. Chốt tuần, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu, kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,83% xuống 2.108 điểm. Giá trị giao dịch trung bình toàn sở đạt hơn 3.900 tỷ đồng mỗi ngày.

Tuần qua, những thông tin về thời tiết tác động lên mùa vụ ở Nam Mỹ, số liệu xuất khẩu, chính sách thương mại của Mỹ đã dẫn dắt tâm lý, xu hướng của thị trường nông sản. Trong khi đó, lo ngại về nhu cầu suy yếu cùng một số sức ép vĩ mô đã thúc đẩy lực bán trên thị trường, kéo giá dầu quay đầu đi xuống vào cuối tuần. Thị trường kim loại, nguyên liệu công nghiệp cũng ghi nhận diễn biến phân hóa trong bối cảnh yếu tố vĩ mô và cung - cầu có nhiều thay đổi.

Giá ngô rơi xuống vùng thấp nhất trong ba năm qua

Theo MXV, khép lại tuần giao dịch vừa qua, thị trường nông sản biến động mạnh mẽ. Trong đó có nhiều mặt hàng giá giảm sâu. Suy yếu hơn 4%, giá ngô lao dốc mạnh nhất nhóm nông sản. Mặc dù khởi đầu tuần mới với phiên tăng khá tích cực, tuy nhiên, phe bán đã áp đảo trong tất cả các phiên kế tiếp, đẩy giá ngô giảm xuống vùng giá thấp nhất trong hơn ba năm qua. Nguồn cung tích cực từ Argentina và số liệu xuất khẩu kém khả quan của Mỹ là yếu tố chính đã gây sức ép lên thị trường.

Bảng giá nông sản

Vào tuần trước, các cơ quan và tổ chức lớn đã dự báo về việc mưa sẽ xuất hiện tại Argentina. Sở Giao dịch Ngũ cốc Buenos Aires (BAGE) cho biết vùng đồng bằng Pampas của Argentina dự kiến sẽ có mưa trong tuần này, đặc biệt là phần phía bắc của khu vực. Theo BAGE, phía bắc Pampas cũng như các khu vực phía bắc vùng Lưỡng Hà của Argentina sẽ nhận được lượng mưa từ vừa đến rất to. BAGE cũng cho biết tỷ lệ ngô đạt chất lượng tốt và tuyệt vời tại Argentina hồi phục lên mức 28%, cao hơn 1% so với tuần trước đó.

Giá ngô rơi xuống vùng thấp nhất trong ba năm qua

Trong bối cảnh nguồn cung Nam Mỹ nới lỏng hơn, các số liệu xuất khẩu của Mỹ lại khiến thị trường lo ngại. Trong tuần kết thúc ngày 15/2, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết nước này bán được khoảng 820.420 tấn ngô, giảm 37,2% so với tuần trước đó. Doanh số bán hàng thấp cũng đã góp phần thúc đẩy lực bán đối với ngô.

Lúa mì là mặt hàng duy nhất trong nhóm nông sản tăng giá trong tuần qua. Bên cạnh những vấn đề nguồn cung tại EU, thị trường cũng được hỗ trợ bởi những lo ngại về các lệnh phạt mà Mỹ áp đặt đối với Nga vào cuối tuần trước.

Vào ngày 23/2, Mỹ đã ban hành các lệnh trừng phạt sâu rộng nhắm vào hơn 500 cá nhân và tổ chức để kỷ niệm hai năm ngày Nga - Ukraine bắt đầu xung đột. Đáng chú ý, Mỹ cũng áp đặt cấm vận đối với hệ thống thanh toán Mir của Nga, cùng với hơn hàng chục ngân hàng, nhằm cắt đứt liên hệ của Moscow với hệ thống tài chính quốc tế. Điều này đang gây lo ngại vì có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lúa mì của Nga.

Ngoài ra, vào tuần qua, Refinitiv đã hạ báo sản lượng lúa mì của Anh và EU xuống còn 142,3 triệu tấn do năng suất lúa mì từ Pháp, nhà cung cấp ngũ cốc lớn nhất châu Âu, thấp hơn so với dự kiến. Cây trồng tại Pháp đã bị ảnh hưởng bởi mưa lớn trong giai đoạn gieo trồng, khiến tốc độ mùa vụ bị trì hoãn đáng kể.

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng ngày 23/2 giá ngô Nam Mỹ nhập khẩu về cảng nước ta giảm nhẹ. Tại cảng Cái Lân, ngô Nam Mỹ kỳ hạn giao tháng 3 ở mức 6.150 đồng/kg. Đối với kỳ hạn giao tháng 4, giá chào bán dao động ở mức 5.950 - 6.100 đồng/kg. Trong khi đó, giá chào bán ngô nhập khẩu tại cảng Vũng Tàu ghi nhận thấp hơn 100 đồng/kg so với giá giao dịch tại cảng Cái Lân.

Giá dầu quay đầu giảm sau hai tuần tăng giá

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc tuần giao dịch 19 - 25/2, giá dầu quay đầu đi xuống sau hai tuần tăng giá trước đó. Nhìn chung, lo ngại về nhu cầu suy yếu đi kèm một số sức ép vĩ mô đã thúc đẩy lực bán trên thị trường. Giá dầu WTI chốt tuần giảm 2,51% xuống 76,49 USD/thùng. Dầu Brent giảm 2,22% xuống 81,62 USD/thùng.

Các nguồn tin từ Reuters cho biết đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza được tiến hành ở Paris đang có một số tín hiệu khả quan nhất định. Nỗ lực này được đánh giá là nghiêm túc nhất trong nhiều tuần nhằm hướng tới việc thả các con tin và ngăn chặn cuộc giao tranh. Có thể các cuộc đàm phán ngừng bắn đã khiến thị trường dự đoán căng thẳng địa chính trị có chiều hướng giảm bớt, từ đó giúp hạ nhiệt giá dầu.

Bảng giá năng lượng

Góp phần gia tăng sức ép lên thị trường dầu trong tuần qua là một số dấu hiệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ chững lại. Theo báo cáo của Cơ quan Quản lý Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho dầu thương mại của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 16/2 tăng 3,5 triệu thùng. Trong khi đó, sản lượng dầu của quốc gia này duy trì ở vùng đỉnh cao nhất lịch sử với 13,3 triệu thùng/ngày.

Các công ty năng lượng Mỹ trong tuần cũng đã bổ sung nhiều giàn khoan dầu nhất kể từ tháng 11/2022, theo dữ liệu từ công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes. Số giàn khoan dầu, một chỉ báo sớm về sản lượng tương lai, đã tăng 6 giàn lên 503 giàn trong tuần này và tăng 4 giàn trong tháng này.

Sau khi rời khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), sản lượng của Angola cũng có dấu hiệu gia tăng, góp phần tạo áp lực lên giá dầu thế giới. Cụ thể, quốc gia này có kế hoạch xuất khẩu 35 lô dầu thô vào tháng 4, cao hơn 1 lô hàng so với mức dự tính trong tháng 3.

Yếu tố vĩ mô cũng là một trong các nguyên nhân chính tạo ra sức ép cho giá dầu trong tuần qua. Biên bản cuộc họp lãi suất cuối tháng 1 được công bố trong tuần cho thấy hầu hết các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đều lo lắng về việc nới lỏng chính sách quá nhanh. Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết hôm thứ Năm (22/2) rằng các nhà hoạch định chính sách FED nên trì hoãn việc cắt giảm lãi suất của Mỹ ít nhất vài tháng nữa. Điều này có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và hạn chế nhu cầu dầu mỏ, từ đó kéo giá dầu quay đầu giảm giá sau hai tuần tăng.

Giá một số hàng hóa khác

Bảng giá kim loại
Bảng giá nguyên liệu công nghiệp
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường hàng hóa hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/11: Giá dầu ‘leo thang’

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 31/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang ‘lấy lại’ sắc xanh