Thứ ba 24/12/2024 19:31

Thị trường hàng hóa 5 tháng đầu năm: “Nóng” giá xăng dầu

Giá xăng dầu liên tục tăng cao trong thời gian qua là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa.

Giá xăng dầu liên tục tăng cao

Báo cáo của Tổ điều hành thị trường trong nước đưa ra tại cuộc họp thường kỳ sáng 31/5 cho thấy, hầu hết giá hàng hóa thiết yếu trên thị trường thế giới trong tháng 5 có xu hướng tăng, giảm đan xen. Trong tháng 5 năm 2022, giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng so với tháng trước. Ngày 27/5, dầu Brent ở mức 119,43 USD/thùng; dầu thô Mỹ (WTI) ở mức 115,07 USD/thùng, tăng khoảng 3-6% so với cuối tháng 4/2022. Trên thị trường Singapore, giá bình quân các mặt hàng xăng dầu tháng 5/2022 tăng từ 3 đến 13% so với bình quân tháng 4 năm 2022.

Ở trong nước, thị trường hàng hóa tháng 5 bắt đầu sôi động với các hoạt động du lịch, dịch vụ đang hồi phục trở lại sau thời gian dài bị đình trệ do dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, trong đợt nghỉ lễ dài ngày dịp 30/4-1/5 và vào cuối tháng 5 sau khi học sinh nghỉ hè, nhu cầu đối với các dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng tăng mạnh. Thị trường các mặt hàng thiết yếu chịu ảnh hưởng lớn từ các biến động giá của các mặt hàng nhiên, nguyên vật liệu, năng lượng trên thị trường thế giới. Nguồn cung hàng hóa trong nước, nhất là các mặt hàng thiết yếu luôn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, giá một số mặt hàng nhóm năng lượng, phân bón, thực phẩm tăng… do ảnh hưởng từ giá tăng trên thị trường thế giới.

Giá xăng dầu thế giới liên tục tăng cao thời gian qua

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 5 năm 2022 đạt 477.305 tỷ đồng, tăng 4,2% so với tháng trước, trong đó nhóm bán lẻ hàng hóa chỉ tăng 2,6%.

Ước tổng mức bán lẻ 5 tháng đầu năm đạt 2.257.109 tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, nhóm bán lẻ hàng hóa đã đạt được mức tăng trưởng khá tốt (tăng 9,8% với sự gia tăng của các nhóm lương thực, thực phẩm, vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 12,8-13,1%)

Đối với chỉ số giá tiêu dùng (CPI), bà Nguyễn Thu Oanh – Vụ trưởng Vụ Thống kê giá - Tổng cục Thống kê thông tin, CPI tháng 5/2022 đã tăng 0,38% so với tháng 4/2022, tăng 2,48% so với tháng 12/2021 và tăng 2,86% so với cùng kỳ 2021.

Một trong những yếu tố tác động mạnh đến CPI 5 tháng đầu năm chính là giá xăng dầu. Theo đó, giá xăng dầu đã được điều chỉnh tăng trong 10 đợt từ đầu năm đến nay, tương đương mức tăng gần 50% so với cùng kỳ. Giá bán lẻ xăng E5 RON 92 và RON 95 đang ở mức cao nhất lịch sử với lần lượt 29.630 đồng/lít và 30.650 đồng/lít. “Giá xăng dầu tăng đã khiến nhiều mặt hàng lợi dụng xu thế tăng theo. Áp lực tăng giá xăng dầu tiếp tục đè nặng trong những tháng cuối năm khiến mục tiêu CPI 4% khó đạt được” – bà Nguyễn Thu Oanh nói.

Bên cạnh xăng dầu, giá gas tăng, nhu cầu ăn uống ngoài gia đình cũng tăng so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng lương thực thực phẩm tăng giá. Đáng chú ý, theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, từ tháng 9/2021, giá dịch vụ giáo dục sẽ tăng, đóng góp từ 0,55-1,05 điểm % vào chỉ số CPI. Học phí tăng sẽ tác động rất mạnh, ảnh hưởng đến CPI không chỉ năm nay mà cả năm tới.

Bà Phùng Ánh Ngọc – Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính chia sẻ thêm, thời gian qua, Cục Quản lý giá đã tiếp tục phối hợp với Vụ Thị trường trong nước điều hành giá xăng dầu trước áp lực tăng giá xăng dầu thành phẩm. Trong tháng 5 đã có 3 đợt điều chỉnh giá xăng dầu với mức tăng khá cao so với tháng trước. Tuy nhiên, nhờ sử dụng quỹ bình ổn giá và các công cụ thuế, đà tăng của giá xăng dầu trong nước đã ở mức thấp hơn mức tăng của giá xăng dầu thế giới.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ theo dõi sát diễn biến xăng dầu thế giới để có biện pháp điều hành hợp lý. Để kiểm soát CPI ở tăng không quá 4%/năm, 7 tháng còn lại, dư địa còn 0,7%/tháng. Dù dư địa vẫn còn nhưng do nền kinh tế đang có độ mở lớn, cộng với việc điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục sẽ gây áp lực lớn lên mục tiêu này. Do đó, Liên bộ sẽ cập nhật đầy đủ các kịch bản để đề xuất giải pháp điều hành giá phù hợp” – bà Phùng Ánh Ngọc chia sẻ.

Giải pháp nào cho thị trường hàng hóa cuối năm?

Thời gian tới, Tổ điều hành thị trường trong nước dự báo, thị trường hàng hóa tiếp tục chịu ảnh hưởng từ thị trường hàng hóa thế giới vẫn đang còn nhiều bất ổn do các vấn đề về địa chính trị và mức độ phục hồi, mở cửa kinh tế sau thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Giá các nhóm hàng nhiên liệu, năng lượng vẫn có khả năng tăng; các nhóm hàng thực phẩm sẽ ổn định do nguồn cung từ sản xuất khá tốt. Về cơ bản, nguồn cung các mặt hàng sẽ được Chính phủ, các Bộ, ngành điều hành để bảo đảm đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Khẳng định giá xăng dầu là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến mục tiêu kiểm soát CPI từ nay đến cuối năm, đại diện Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam kiến nghị, trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát, các cơ quan chức năng cần kiến nghị Chính phủ giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng. Thực tế, hiện nay, nhiều quốc gia trong khu vực cũng đang nỗ lực hạ nhiệt bằng cách giảm các sắc thuế. Ví dụ như Thái Lan và Lào đang áp dụng giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu trong 3 tháng.

Ông Trần Ngọc Năm – Phó Tổng giám đốc Petrolimex chia sẻ thêm, có 2 công cụ để điều hành giá xăng dầu hiện nay là Quỹ bình ổn giá xăng dầu và thuế, phí Tuy nhiên, hiện nay Quỹ bình ổn giá tại Petrolimex đã âm, nếu không điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt, dư địa để kiềm chế giá xăng dầu sẽ không còn.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, đối với mặt hàng xăng dầu, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã có sự phối hợp chặt chẽ và nỗ lực ở mức cao nhất để đảm bảo kiểm soát giá trong khả năng có thể. Liên bộ luôn luôn mong muốn nếu không giảm được giá thì ít nhất giữ bình ổn, song trong điều kiện giá xăng dầu thế giới tăng phi mã, Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã sử dụng hết, liên Bộ sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình thế giới để có thể đưa ra phương án điều hành phù hợp nhất.

Tổ điều hành thị trường trong nước cũng đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục rà soát và sử dụng các công cụ thuế, phí để bình ổn giá xăng dầu (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt). Đồng thời, đề nghị Uỷ ban quản lý vốn nhà nước chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sớm có báo cáo Bộ Công Thương về kế hoạch cug ứng xăng dầu của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn để Bộ Công Thương có căn cứ xây dựng phương án đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho Quý III và cuối năm 2022.

Bên cạnh mặt hàng xăng dầu, các chuyên gia cho rằng, để kiềm chế tốt CPI cần cân đối cung cầu hàng hoá, đảm bảo không có sự găm hàng, tăng giá.

Phương Lan
Bài viết cùng chủ đề: Giá xăng dầu hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi