Thứ tư 27/11/2024 14:32

Thí điểm nộp phạt trực tuyến vi phạm giao thông tại 5 tỉnh, thành phố

Từ 12/3/2020, người dân tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Bình Thuận sẽ có thể nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ngay trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) thông qua VNPT Pay.

Theo Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, hiện nay, các đơn vị đang kiểm thử quy trình, Cục Cảnh sát giao thông đang tổ chức tập huấn cho các địa phương thí điểm để có thể triển khai ngay khi khai trương. Dự kiến đến tháng 6/2020 sẽ triển khai trên toàn quốc.

Ngoài nộp phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông, dự kiến trong thời gian tới, VNPT Pay sẽ tiếp tục đồng hành như một kênh thanh toán tiện lợi tích hợp trên Cổng DVCQG, tiến tới đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến.

Mẫu biên lai sau khi nộp phạt trực tuyến qua Cổng thanh toán VNPT Pay

Trước đó, vào sáng 5/3, chủ trì cuộc họp nhằm chuẩn bị sơ kết thực hiện Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG) sau 3 tháng đưa vào vận hành, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã đánh giá cao các Bộ, cơ quan liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Quốc Phòng, Bộ Công Thương... cùng các đơn vị trực thuộc đã tích cực phối hợp cùng Văn phòng Chính phủ đưa các dịch vụ công trực tuyến lên Cổng DVCQG.

Liên quan tới việc thử nghiệm đưa dịch vụ thu phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tích hợp vào Cổng DVCQG sẽ được triển khai thí điểm trong tháng 3/2020, đại diện Cục Cảnh sát giao thông đường bộ cho biết: Trong thời gian qua đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ, Tập đoàn VNPT, Vietcombank thống nhất các phương án, mẫu biên lai, chứng từ điện tử và tiến hành kiểm thử quy trình, tổ chức tập huấn cho các địa phương thí điểm để có thể triển khai ngay khi khai trương.

Hiện nay, Tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT là một trong 4 đơn vị được lựa chọn để cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử trên hệ thống Cổng DVCQG. Cổng thanh toán VNPT Pay với giao diện đơn giản, thân thiện, dễ sử dụng đã góp phần tích cực trong việc đồng hành cùng Chính phủ giúp người dân nhanh chóng tiếp cận và sử dụng phương thức thanh toán mới.

Minh Long

Tin cùng chuyên mục

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Quảng Nam: Các tổ công nghệ số cộng đồng thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

Cảnh báo: Các cú pháp nhận ưu đãi từ Viettel là thông tin thất thiệt

Thế giới thiếu hụt khoảng 4 triệu chuyên gia an ninh mạng

3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Hiệu quả cao nhờ chuyển đổi số

Ngành sản xuất là lĩnh vực bị mã độc tấn công nhiều nhất tại Việt Nam

AI tạo sinh mang lại cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp?

Ứng dụng Rakuten Viber ra mắt tính năng mới, thêm trải nghiệm cho người dùng

Analog Devices và Flagship Pioneering “bắt tay” đẩy nhanh tốc độ phát triển thế giới sinh học

Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024