Thứ tư 27/11/2024 19:04

Thêm những kịch bản tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam năm 2023

Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2023 do trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hiện đã cung cấp thêm các kịch bản tăng trưởng năm 2023.

Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2023 được công bố ngày 22/6/2023 tại Hà Nội đã cung cấp thêm những dữ liệu cùng các kịch bản tăng trưởng cho năm 2023.

Báo cáo năm nay có chủ đề “Liên kết và phát triển doanh nghiệp hướng tới xây dựng nền kinh tế tự chủ”.

Liên quan đến cơ hội cho tăng trưởng năm 2023 của kinh tế Việt Nam, báo cáo cho rằng có 4 cơ hội.

Thứ nhất, các chính sách điều hành nền kinh tế gần đây cho thấy những quyết tâm thúc đẩy kinh tế trong nước. Thứ hai, tăng điều kiện xuất nhập khẩu cho nhiều ngành hàng trong bối cảnh Trung Quốc mở cửa trở lại. Thứ ba, cơ hội từ làn sóng dịch chuyển chuỗi đầu tư. Thứ tư, FTA tiếp tục là động lực tăng trưởng thương mại.

Tuy nhiên các tác giả báo cáo cũng thẳng thắn nhìn nhận các thách thức cho tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm 2023. Đầu tiên đó là gánh nặng lãi vay cho doanh nghiệp mặc dù đã có nhiều giải pháp quyết liệt kéo giảm lãi suất cho vay. Tiếp đó, xung đột Nga - Ukraine tiếp tục kéo dài được coi là một ẩn số khó xác định cho kinh tế toàn cầu và thị trường dầu mỏ năm 2023. Cuối cùng xuất khẩucủa Việt Nam hiện vẫn còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp FDI do liên kết giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI còn yếu.

Trên cơ sở những dự kiện trên, báo cáo đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng GDP trong năm 2023.

Ở kịch bản thấp, tốc độ tăng GDP của Việt Nam năm 2023 chi đạt mức 5,54%. Ở kịch bản cơ sở, tốc độ tăng GDP sẽ là 6,01%. Còn với kịch bản cao, tốc độ tăng GDP năm 2023 sẽ là 6,51%

Báo cáo cũng khuyến nghị nhiều chính sách trong điều hành vĩ mô.

Thứ nhất, xác định nhiệm vụ trọng tâm và hàng đầu trong thời gian tới là vừa cân bằng giữa mục tiêu duy trì “ổn định kinh tế vĩ mô” nhưng đồng thời tìm kiếm các giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế/phục hồi sản suất kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.

Thứ hai, cần tiếp tục triển khai hiệu quả hơn các chính sách tài khóa, đặc biệt các gói hỗ trợ phục hồi cho nền kinh tế, hướng vào các ngành có tác động tràn tích cực.

Cần tổng kết đánh giá việc triển khai chương trình hỗ trợ nhằm rút ngắn thời gian trong khâu thực hiện, đảm bảo hiệu quả đầu tư công đi liền với tốc độ giải ngân theo kế hoạch”, báo cáo lưu ý.

Thứ ba, chính sách tiền tệ cần duy trì trạng thái “thích ứng” với hiện trạng của nền kinh tế có nhiều rủi ro, tiếp tục cân bằng giữa rủi ro tài chính với hỗ trợ phục hồi kinh tế, khơi thông sự luân chuyển của dòng vốn.

Thứ tư, quyết liệt nâng cao hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật của bộ máy công quyền các cấp, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ năm, thúc đẩy các chương trình nâng cao chất lượng doanh nghiệp, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Thứ sáu, cần phát triển các nghiên cứu chính sách độc lập phối hợp các viện nghiên cứu độc lập với các bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giải nguyết ngay các ách tắc, khó khăn trong đầu tư công, cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh, nhất là tháo bỏ rào cản, tạo thuận lợi và khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân trong nước, thúc đẩy tính liên kết và tự chủ của kinh tế Việt Nam.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng lên 75%

Thủ tướng chỉ đạo bình ổn thị trường, tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước

Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao

Thống nhất quy định về điện hạt nhân trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Doanh nghiệp Việt Nam, Đan Mạch cùng tạo nên những thương hiệu quốc tế chung

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình họp với 3 bộ, 8 địa phương về cải cách thủ tục hành chính

Khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai có chiều hướng gia tăng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 nhóm tăng cường hợp tác với Bulgaria

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 'nóng' về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Kiểm soát nội dung quảng cáo trực tuyến: Thiết lập chế tài mạnh

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng