Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp: Cần những chính sách mang tính căn cơ, lâu dài

Từ những khó khăn được đề cập, phân tích; các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo không gian phát triển mới.
Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp từ góc nhìn chuyên gia kinh tế Họp Tổ Điều hành thị trường trong nước tháng 8: Đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Doanh nghiệp kiến nghị

Phát biểu tại Diễn đàn Phát triển kinh doanh: Tháo gỡ khó khăn, tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp, diễn ra sáng ngày 19/7, ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa nhận định: Chưa khi nào cộng đồng doanh nghiệp phải gồng mình đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay, nguyên nhân đến từ nhiều góc độ. Tình hình kinh tế chính trị thế giới có diễn biến phức tạp, lạm phát tăng cao, giá nguyên liệu đầu vào khan hiếm, đơn hàng giảm do tổng cầu thế giới và trong nước suy giảm.

Giải pháp nào hiệu quả?
Diễn đàn Phát triển kinh doanh: Tháo gỡ khó khăn tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp

Mặt khác, phần lớn các doanh nghiệp phải đối mặt với những bất cập như xu hướng cải cách hành chính có phần bị chững lại; một số bộ phận công chức nhà nước có dấu hiệu né tránh, đùn đẩy công việc… đẩy doanh nghiệp vào tình cảnh khó khăn.

Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp tại địa phương, ông Đoan kiến nghị: Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, loại bỏ các quy định không phù hợp. Tiếp tục chỉ đạo Bộ ngành trung ương và địa phương tiếp tục thực hiện cải cách môi trường kinh doanh, hạn chế kiểm tra thanh tra.

Ngân hàng nhà nước cần có chính sách tín dụng ưu đãi cho những doanh nghiệp khẳng định được uy tín, thương hiệu. Xem xét tạm dừng phạt phòng cháy chữa cháy cho doanh nghiệp. Cuối cùng là cần có giải pháp tổng thể đảm bảo đủ nguồn điện, xăng dầu.

Giải pháp nào hiệu quả?
Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Bày tỏ những khó khăn hiện tại của doanh nghiệp ngành bất động sản, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho rằng: Hiện nay, bất động sản đang chững lại kéo theo các chuyên ngành kinh tế liên quan cũng rất khó khăn. 6 tháng đầu năm nay, tiêu thụ thép giảm 20%, xi măng giảm 10%.

Nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách đang sụt giảm, nhất là trong lĩnh vực bất động sản. Số lượng dự án triển khai trong năm 2023 giảm cả về số lượng và quy mô. 6 tháng đầu năm, vốn đầu tư nhà nước tăng 12,6% nhưng vốn tư nhân chỉ tăng 2,4% và khu vực FDI tăng 3,8%.

Nguyên nhân của tình trạng này, theo đánh giá của các chuyên gia, chủ yếu là pháp lý vướng mắc không được giải quyết được do thiếu đồng bộ, chồng chéo, xung đột của hệ thống văn bản pháp luật. Bất cập này chưa có giải pháp khắc phục triệt để.

Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam nhấn mạnh: Cần có một cơ quan chuyên trách đủ chuyên sâu của Quốc hội rà soát văn bản pháp lý trước khi trình Quốc hội để gạt bỏ những chồng chéo xung đột trong các luật, nhất là giữa Luật Đất đai và các luật khác đang chuẩn bị sửa đổi. Ngoài ra, các cơ quan soạn thảo cần lắng nghe, tiếp thu các đề đạt, kiến nghị, thắc mắc của các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng luật để hoàn chỉnh khung pháp lý, thúc đẩy, động viên các nguồn lực xã hội vào đầu tư phát triển, tạo công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế…

Là một trong những ngành xuất khẩu lớn nhưng từ đầu năm đến nay, kim ngạch của ngành gỗ và lâm sản giảm đáng kể. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam thông tin: So với các ngành khác thì yêu cầu về nguyên liệu của ngành gỗ ngày một cao do các nước nhập khẩu - ví dụ như EU - đặt ra rất nhiều rào cản khắt khe về môi trường.

Từ những khó khăn đã nêu, các doanh nghiệp trong hiệp hội mong muốn công tác cải cách thể chế sẽ được chú trọng hơn nữa, trong đó, vấn đề phòng cháy chữa cháy cần sớm được giải quyết, Hiệp hội đề xuất, trong bối cảnh hiện nay, không thực hiện các quy định mới về phòng cháy chữa cháy… bởi doanh nghiệp gỗ sẽ không xuất khẩu được nếu không đáp ứng được yêu cầu này.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng mong muốn, nguồn vốn vay ngoại tệ có thể giảm xuống 3,8% để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức, tăng tính cạnh tranh. Đặc biệt, cần sớm tiến hành việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp ngành gỗ khi số tiền cần hoàn là rất lớn, đồng thời đưa các doanh nghiệp ngành gỗ ra khỏi luồng doanh nghiệp rủi ro cao trong hoàn thuế, bởi nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp để đáp ứng theo các yêu cầu của cơ quan thuế là không thể...

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội đề xuất: Tăng thời hạn thêm cho khác khoản vay đến hạn, hỗ trợ lãi suất; giảm các khoản vay cũ quý III, quý IV năm 2022; tư vấn về giải pháp vượt qua giai đoạn khó khăn do suy thoái kinh tế và đối thủ cạnh tranh. Đồng thời tạo cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực đấu thầu tham gia các dự án của nhà nước, hoặc có vốn ngân sách đầu tư.

Ông Mạc Quốc Anh cũng đề xuất: Doanh nghiệp cần hỗ trợ thuế nhập khẩu 0% cho hàng cần nhập khẩu; giảm thuế nhập khẩu cho mặt hàng vải không dệt sớm theo lộ trình giảm thuế theo cam kết 4 năm/lần…

Cải cách thể chế là giải pháp quan trọng

Trước phản ánh của doanh nghiệp, tại Diễn đàn, nhiều chuyên gia đồng tình với quan điểm cần thực hiện đồng bộ các giải pháp mới có thể tháo gỡ khó khăn, tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp.

Giải pháp nào hiệu quả?
Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội

Ở khía cạnh tài chính, ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh: Các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về thị trường, tài chính, vốn, cạnh tranh. Ở thời điểm khó khăn về thị trường, cạnh tranh diễn ra không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong khu vực. Trong những khó khăn trên, doanh nghiệp gặp khó nhất là chi phí để trang trải, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. “Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cần thiết thực hiện cải cách thể chế”, ông Phan Đức Hiếu nói.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu cũng đồng thời nhấn mạnh: “Cải cách thể chế có ý nghĩa quan trọng, thậm chí quan trọng hơn cả chính sách tài khoá và tiền tệ trong ngắn hạn. Không chỉ đơn giản thủ tục hành chính mà còn hướng đến cắt giảm chi phí đầu tư phát sinh từ quy định pháp luật”.

Tuy nhiên, thực hiện cải cách thể chế hiện nay đang đối mặt với 4 thách thức. Đó là cắt giảm chi phí tuân thủ từ những quy định hiện hành; lo lắng chi phí mới sẽ phát sinh từ quy định đang dự thảo và sẽ ban hành như định mức tái chế, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt…; những chính sách toàn cầu làm gia tăng chi phí kinh doanh như thuế các bon; các nước trong khu vực đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để giảm chi phí tuân thủ, tăng lợi thế cạnh tranh.

Bối cảnh quốc tế và khu vực thay đổi, thực hiện cải cách thể chế vì thế ngày càng cần thiết và quan trọng, để làm được điều này, ông Phan Đức Hiếu đề xuất 3 gợi ý:

Thứ nhất, tập trung kiểm soát quy định mới làm gia tăng chi phí. Nếu thực sự chưa cấp bách, đừng ban hành quy định mới. Nếu phải ban hành quy định thì cần có lộ trình áp dụng phù hợp quy định để doanh nghiệp có thời gian ổn định sức khoẻ và chuẩn bị phương án tuân thủ đồng thời có hỗ trợ tài chính trực tiếp cho doanh nghiệp trong tuân thủ quy định như phòng cháy chữa cháy, kiểm đếm CO2… theo đúng địa điểm, đúng nhu cầu, đảm bảo tuân thủ pháp luật.

Thứ hai, trong khó khăn, doanh nghiệp tại một số ngành nghề, lĩnh vực như bất động sản, tài chính… có nhu cầu cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quy định hiện hành đôi khi cản trở hoạt động đó. Do đó, cần thiết nghiên cứu xem xét cơ chế nới lỏng có thời hạn, có địa chỉ để giúp doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu, vượt qua khó khăn. Đây là biện pháp cải cách thể chế có hiệu quả và đã được áp dụng trong thời kỳ COVID - 19

Thứ ba, về lâu dài nghiên cứu cơ chế bền vững thúc đẩy cải cách thể chế thường xuyên. Trong tình hình Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới, cần nghiên cứu đề xuất thành lập cơ quan tương ứng như vậy để cải cách thể chế bền vững, hiệu quả, thường xuyên.

Giải pháp nào hiệu quả?
TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Trước thực tế đã nêu, để tháo gỡ những khó khăn, mở rộng không gian kinh tế cho doanh nghiệp trong thời gian tới, TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khẳng định: Cải cách thể chế là điều tiên quyết, cần có những chính sách mang tính căn cơ, lâu dài.

Đối với những khó khăn thì chúng ta là cần những giải pháp thể chế mang tính căn cơ, lâu dài để giải quyết. Chẳng hạn đối với những vấn đề khó khăn, khách quan của thế giới, chúng ta cần có một nền kinh tế tự chủ, độc lập, tư cường để dù có những biến động nào chúng ta cũng đều có thể chủ động kiểm soát…”, TS. Trần Thị Hồng Minh chia sẻ.

Cũng theo TS. Trần Thị Hồng Minh, nếu không có thể chế tốt, cơ chế vận hành thể chế tốt, thì khó có thể tồn tại một cách hiệu quả nền kinh tế thị trường. Và trong bối cảnh hiện nay, trước mắt chúng ta phải xử lý rất nhiều câu chuyện liên quan đến thể chế.

Trước đó Quốc hội đã thông qua một luật sửa 8 luật, đây là một bước tiến rất lớn. Tuy nhiên, khi nhìn nhận trên thực tế, hiện nay vẫn còn rất nhiều vấn đề về đất đai, môi trường, xây dựng còn sự chồng chéo, mâu thuẫn, gây cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, những sửa đổi trước đó dường như là chưa đủ, chúng ta sẽ cần tiếp tục công tác rà soát, sửa đổi thể chế để đưa ra những đề xuất sửa đổi, hoàn thiện tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn. Luật pháp là cái nôi, là khung khổ, xương sườn của nền kinh tế, của quốc gia, nếu có sự chồng chéo, mâu thuẫn, quá trình vận hành thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp…”, TS. Trần Thị Hồng Minh bày tỏ.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tin cùng chuyên mục

Những trải nghiệm sống đẳng cấp lần đầu tiên xuất hiện tại Móng Cái

Những trải nghiệm sống đẳng cấp lần đầu tiên xuất hiện tại Móng Cái

Sắp công bố Top 10 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả ngành CNTT - VT

Sắp công bố Top 10 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả ngành CNTT - VT

Than Đèo Nai-Vinacomin và Than Cọc Sáu-Vinacomin thông báo phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo hợp đồng hợp nhất

Than Đèo Nai-Vinacomin và Than Cọc Sáu-Vinacomin thông báo phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo hợp đồng hợp nhất

Tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xử lý dứt điểm Dự án TISCO 2

Tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xử lý dứt điểm Dự án TISCO 2

EVNHANOI nỗ lực vận hành, đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng 2024

EVNHANOI nỗ lực vận hành, đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng 2024

Tập đoàn SCG kinh doanh khả quan trong quý I/2024

Tập đoàn SCG kinh doanh khả quan trong quý I/2024

Họp báo Lễ tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2024

Họp báo Lễ tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2024

Công bố Quyết định bổ nhiệm 2  Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Công bố Quyết định bổ nhiệm 2 Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Công ty Cổ phần Than Đèo Nai - Vinacomin thông báo về việc hoán đổi cổ phiếu để thực hiện hợp nhất

Công ty Cổ phần Than Đèo Nai - Vinacomin thông báo về việc hoán đổi cổ phiếu để thực hiện hợp nhất

Bamboo Capital (BCG) chốt danh sách cổ đông để chào bán 266 triệu cổ phiếu

Bamboo Capital (BCG) chốt danh sách cổ đông để chào bán 266 triệu cổ phiếu

Petrolimex Sài Gòn đoạt giải Đặc biệt tại Chung kết hội thi cán bộ công đoàn cơ sở giỏi

Petrolimex Sài Gòn đoạt giải Đặc biệt tại Chung kết hội thi cán bộ công đoàn cơ sở giỏi

Vượt 15 triệu giờ công an toàn, NSRP tiếp tục nâng công suất lên trên 15%

Vượt 15 triệu giờ công an toàn, NSRP tiếp tục nâng công suất lên trên 15%

Thấy gì qua tỷ lệ doanh nghiệp rời khỏi thị trường những tháng đầu năm 2024?

Thấy gì qua tỷ lệ doanh nghiệp rời khỏi thị trường những tháng đầu năm 2024?

Công đoàn Xăng dầu Việt Nam kỷ niệm 30 năm ngày thành lập

Công đoàn Xăng dầu Việt Nam kỷ niệm 30 năm ngày thành lập

Xi măng Long Sơn: Xây dựng thương hiệu từ những giá trị bền vững

Xi măng Long Sơn: Xây dựng thương hiệu từ những giá trị bền vững

Saigon Co.op: Nhà bán lẻ thuần Việt lâu đời nhất Việt Nam

Saigon Co.op: Nhà bán lẻ thuần Việt lâu đời nhất Việt Nam

Hàng trăm

Hàng trăm ''chiến binh'' kinh doanh Đà Nẵng tham dự lễ kick off dự án DaNang Gold Tower

Làm sao cụ thể hoá khát vọng “Tỷ phú thế giới, doanh nhân quyền lực nhất châu Á”?

Làm sao cụ thể hoá khát vọng “Tỷ phú thế giới, doanh nhân quyền lực nhất châu Á”?

Năm quyết định kinh doanh thiết yếu mà mọi doanh nhân nên thực hiện

Năm quyết định kinh doanh thiết yếu mà mọi doanh nhân nên thực hiện

Job3s.vn giành giải thưởng TOP 10 thương hiệu bền vững quốc gia

Job3s.vn giành giải thưởng TOP 10 thương hiệu bền vững quốc gia

Xem thêm