Thứ hai 23/12/2024 11:20

Thanh Hóa: Quyết tâm xóa bỏ chợ cóc, tụ điểm kinh doanh lấn chiếm lòng đường

Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra, xoá bỏ chợ cóc, chợ tự phát, các tụ điểm kinh doanh lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè.
Chợ cóc tự phát lấn chiếm lòng lề đường tại quốc lộ 47, đoạn qua xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.

Nhiều hệ lụy từ chợ cóc, chợ tự phát

Tình trạng chợ cóc, chợ tự phát, các tụ điểm kinh doanh, buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa diễn ra khá phổ biến tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan tại các đô thị, khu dân cư và gây bức xúc cho người dân.

Đơn cử như tại TP. Thanh Hóa đang tồn tại nhiều chợ tự phát, các tụ điểm kinh doanh, buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông như: Tại Khu công nghiệp Lễ Môn, thời điểm tan ca làm, hàng nghìn công nhân nối đuôi nhau, thậm chí đi ngược chiều, dừng đỗ mua hàng ngay trên lề đường gây mất an toàn giao thông.

Đã thành thói quen, chị Lê Thị Tú, công nhân Công ty Sakurai Việt Nam tại Khu công nghiệp Lễ Môn vừa tan ca tranh thủ dừng ngay lề đường mua thực phẩm cho biết: “Mua đây cho tiện anh ạ, giá cả hợp lý, công nhân bọn em mua ở đây quen rồi, ra chợ mất thời gian lắm mà giá lại đắt”. Theo quan sát của phóng viên, mặc dù không phải chợ, nhưng ở vỉa hè ngay cổng các công ty may ở Khu công nghiệp Lễ Môn có đủ các loại rau, củ, quả, thực phẩm; đồ khô… không thiếu thứ gì.

Chị Hoàng Thị Hưng bán hàng tại đây cho biết: “Chúng em bán hàng phục vụ công nhân là chính. Hàng chỉ bán khoảng 2 tiếng lúc công nhân tan ca thôi anh. Biết là mất an toàn giao thông, nhưng vì mưu sinh kiếm sống cũng làm liều vậy”.

Quan sát của phóng viên cho thấy, thời điểm công nhân tan ca, hàng loạt tiểu thương tranh thủ bày bán hàng hóa, họp chợ ngay dưới lòng đường, khiến khu vực này càng trở nên lộn xộn và mất an toàn giao thông, an ninh trật tự.

Có thể thấy, quốc lộ 47 đoạn TP. Thanh Hóa đi Sầm Sơn là tuyến đường trọng điểm dẫn đến khu du lịch biển Sầm Sơn. Tuy nhiên, trên tuyến đường này, tình trạng người tham gia giao thông vi phạm quy định diễn ra khá nhiều, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông là rất lớn.

Chợ cóc tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm cần sớm xóa bỏ

Có thể nói, việc người dân tập trung buôn bán, từ hoa quả, rau củ, thịt, cá, quần áo… tại vỉa hè, lòng đường đã khiến giao thông gặp khó khăn, nhất là giờ cao điểm. Không chỉ mất an toàn giao thông, các chợ tạm, chợ cóc ven đường còn mất vệ sinh an toàn thực phẩm khi mỗi ngày lượng xe cộ đi qua mang theo lượng khói bụi lớn, bám vào thực phẩm bày bán trên vỉa hè. Bên cạnh đó, người dân buôn bán ở các khu này thường có "thói quen" xả luôn rác thải ra ven đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân xung quanh.

Quyết liệt để xóa bỏ chợ tự phát

Để chấn chỉnh và tăng cường xử lý, giải tỏa, xóa bỏ các tụ điểm kinh doanh tự phát trên địa bàn tỉnh, ngày 29/3/2023, Sở Công Thương Thanh Hóa đã có Văn bản số 752/SCT-QLTM gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa để tham mưu, đề xuất hướng giải quyết.

Văn bản của Sở Công Thương Thanh Hóa nêu: Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội, lực lượng chức năng địa phương đã quan tâm triển khai nhiều biện pháp quyết liệt, thường xuyên để giải tỏa, xóa bỏ, xử lý và kiểm soát tái diễn các tụ điểm kinh doanh tự phát, chợ cóc lấn chiếm lòng lề đường, via hè, hành lang an toàn giao thông...; góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương.

Điểm kinh doanh đá mỹ nghệ nằm giữa quốc lộ 1A và đường sắt, đoạn qua phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông

Tuy nhiên, thời gian gần đây, đặc biệt là sau khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, các hoạt động kinh tế - xã hội được khôi phục và trở lại trạng thái bình thường mới, các điểm kinh doanh tự phát, chợ cóc lại hình thành và xuất hiện tại nhiều địa phương trong tỉnh, được các cơ quan truyền thông báo, đài phản ánh, như: huyện Hoằng Hóa, huyện Thạch Thành, TP. Thanh Hóa... Hoạt động kinh doanh tại các tụ điểm kinh doanh tự phát này, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, mất an toàn giao thông, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan tại các khu đô thị, khu dân cư..., hình thành thị trường kinh doanh không lành mạnh, không bình đẳng với các hộ kinh doanh và các tiểu thương kinh doanh trong chợ, siêu thị tại địa phương,..

Do tính đặc thù của loại hình kinh doanh này là quy mô nhỏ, giá cả phù hợp với người có thu nhập ở mức trung bình và mức thấp, thời gian kinh doanh ngăn, tính tính linh động cao; thói quen mua bán của người dân “tiện đâu mua đó”; thuận tiên cho người mua nhất là những khu vực tập trung đông người như khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trường học, khu vực ngã ba, ngã tư cụm dân, khu dân cư, khu trung cư nhà ở xã hội....

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương không đủ lực lượng để duy trì và dẹp bỏ thường xuyên liên tục. Cũng còn một số địa phương có lúc, có thời điểm buông lỏng quản lý nên việc giải tỏa, xóa bỏ, xử lý dứt điểm và chống tái hình thành các loại hình kinh doanh này gặp rất nhiều khó khăn.

Vì vậy, để chấn chỉnh và nâng cao tinh thần, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác giải tỏa, xóa bỏ, xử lý các tụ điểm kinh doanh tự phát lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông và không để tái hình thành, Sở Công Thương đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh: Yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, cơ quan chức năng có liên quan, UBND các xã, phường, thị trấn nghiêm túc thực hiện các nội dung chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 2258/UBND-KTTC ngày 28/2/2019, Công văn số 5733/UBND-KTTC ngày 8/5/2020, Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 17/6/2019.

Quán triệt, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các xã, phường, thị trấn và trưởng các phòng, ban, đơn vị liên quan trọng việc để xảy ra tình trạng hình thành, tồn tại, tái diễn các tụ điểm kinh doanh tự phát lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông trên địa bàn. Đây cũng là căn cứ đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể, cán bộ, công chức cuối năm.

Thị xã Bỉm Sơn cần quyết liệt xóa bỏ các tụ điểm kinh doanh tự phát, gây mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông

Định kỳ trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm báo cáo tình hình, kết quả triển khai thực hiện về công tác rà soát giải tỏa, xóa bỏ, xử lý các tụ điểm kinh doanh tự phát lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông trên địa bàn về Sở Công Thương để tổng hợp tham mưu, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

Giao Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh chủ trì phối hợp với đơn vị liên quan tham mưu báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét việc thu hồi, đình chỉ quyết định công nhận xã, phường, thị trấn đạt tiêu chỉ an toàn thực phẩm đối với xã, phường, thị trấn để xảy ra tình trạng hình thành, tồn tại, tái diễn các tụ điểm kinh doanh tự phát lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông trên địa bàn.

Với sự tham mưu, đề xuất của Sở Công Thương Thanh Hóa, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn, quyết tâm xóa bỏ chợ cóc, chợ tự phát, các tụ điểm kinh doanh lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông trên địa bàn toàn tỉnh.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ