Thứ hai 23/12/2024 03:19

Thanh Hóa: Khởi công dự án Nhà máy dệt may của Tập đoàn Nam Ích hơn 1.000 tỷ đồng

Nhà máy dệt may Nam Ích Thái Thắng của Tập đoàn Nam ích được xây dựng trong Cụm công nghiệp Thái – Thắng huyện Hoằng Hóa, với tổng mức đầu tư 1.090 tỷ đồng.

Sáng ngày 25/5/2024, Tập đoàn Nam Ích (Công ty TNHH South Asia Knitwear Limited - HongKong South Aisia Group) đã phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Hưng tiến hành tổ chức Lễ động thổ dự án nhà máy dệt may Nam Ích Thái Thắng, vị trí tại Lô CN-01, Cụm công nghiệp Thái – Thắng, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Động thổ dự án nhà máy dệt may nghìn tỷ tại Cụm công nghiệp Thái - Thắng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. (Ảnh: Quốc Huy)

Tới dự lễ động thổ có ông Lê Tiến Lam, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa; ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, đại diện Chủ đầu tư, đại diện đơn vị thi công cũng như đại diện các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương.

Theo đó, dự án nhà máy dệt may Nam Ích Thái Thắng được xây dựng trên tổng diện tích là hơn 8ha, với tổng mức đầu tư là 1.090 tỷ đồng với mục tiêu sản xuất các sản phẩm dệt len, may mặc chất lượng cao phục vụ thị trường Việt Nam và xuất khẩu.

Đại diện Tập đoàn Nam Ích - Chủ đầu tư dự án phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Quốc Huy)

Nhà máy được đầu tư xây dựng với quy mô 03 xưởng dệt 1 tầng, 03 xưởng dệt 2 tầng (tổng diện tích 3,3ha; Khu xưởng may với 02 xưởng may 1 tầng, 02 xưởng may 2 tầng (tổng diện tích hơn 2,2ha); ngoài ra còn một số hạng mục khác như nhà nghỉ ca, ký túc, nhà văn phòng…

Nhà máy sẽ tạo cơ hội việc làm ổn định cho trên 5.000 lao động, đóng góp cho địa phương thông qua thuế và các chính sách phúc lợi xã hội; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương và khu vực lân cận.

Ông Ninh Văn Sức, đại diện đơn vị thi công cảm kết sẽ đảm bảo dự án được hoàn thành đúng tiến độ. (Ảnh: Quốc Huy)

Phát biểu tại sự kiện, đại diện Tập đoàn Nam Ích cho biết, Tập đoàn Nam Ích được thành lập từ năm 1963 tại HongKong, đến năm 1981 bắt đầu mở rộng đầu tư tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam với quyết tâm đưa thương hiệu sản xuất áo len của Tập đoàn ở vị trí hàng đầu thế giới.

Tại Thanh Hóa, Tập đoàn Nam Ích đã chính thức đưa nhà máy đầu tiên đi vào hoạt động vào năm 2018 tại Khu công nghiệp Đình Hương – Tây Bắc Ga, phường Đông Lĩnh, TP. Thanh Hóa với quy mô công nhân lên đến 1.400 người. Nhà máy thứ 2 đi vào hoạt động năm 2020 tại Khu phố Trung Chính, thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân với quy mô 2.000 công nhân

Nhà máy được khởi công hứa hẹn sẽ tạo cơ hội việc làm ổn định cho trên 5.000 lao động, đóng góp cho địa phương thông qua thuế và các chính sách phúc lợi xã hội. (Ảnh: Quốc Huy)

Nhà máy dệt may Nam Ích Thái Thắng của Tập đoàn Nam Ích được xây dựng trong Cụm công nghiệp Thái – Thắng huyện Hoằng Hóa là nhà máy thứ 3, sẽ được thi công bởi Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Hưng, dự kiến đến tháng 1/2025 sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.

Phát biểu tại buổi lễ, lãnh đạo huyện Hoằng Hóa đề nghị chủ đầu tư và nhà thầu tập trung thi công đảm bảo tiến độ và chất lượng nhà máy. Đồng thời yêu cầu các phòng ban, cơ quan chức năng của huyện và chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong khuôn khổ pháp luật cho phép để chủ đầu tư, nhà thầu triển khai thi công, sớm đưa dự án vào vận hành.

Đơn vị thi công sẵn sàng triển khai dự án ngay sau lễ động thổ. (Ảnh: Quốc Huy)

Ông Ninh Văn Sức, đại diện đơn vị thi công - Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Hưng cho biết, đơn vị sẽ huy động toàn bộ nhân lực, máy móc để thi công dự án đúng tiến độ, bảo đảm hoàn thành và đi vào hoạt động vào đầu tháng 1/2025.

Quốc Huy
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững