Thứ bảy 10/05/2025 23:07

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".

Ban Dân tộc, Hội Dân tộc học và Nhân học tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Hội thảo “Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Thanh Hóa”. Đây là hoạt động thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2025” của tỉnh Thanh Hóa.

Trang phục độc đáo của đồng bào dân tộc Mường ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tham luận, nhằm bổ sung, hoàn thiện bộ chữ Mường. Bộ chữ Mường đang đề xuất có 29 chữ cái, 136 vần, 14 nguyên âm, 9 phụ âm cuối và 6 thanh. Các đại biểu đều thống nhất quan điểm sự cần thiết phải xây dựng bộ chữ viết và Từ điển Mường nhằm giúp cho các thế hệ dân tộc Mường giữ gìn ngôn ngữ tiếng nói và chữ viết, qua đó, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Theo số liệu từ Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, dân tộc Mường ở Thanh Hóa có khoảng 40 vạn người, sinh sống tập trung ở 11 huyện miền núi và 27 xã của các huyện miền xuôi. Người Mường có văn hóa truyền thống riêng độc đáo, phong phú và đa dạng. Về mặt ngôn ngữ, người Mường nằm trong nhóm Việt – Mường, có nhiều nét tương đồng với chữ quốc ngữ. Đây là một trong những thuận lợi để xây dựng bộ chữ viết và phổ cập nó trong cộng đồng dân tộc Mường.

Trong lịch sử, đã có nhiều nhà ngôn ngữ, nhà nghiên cứu văn hóa của Thanh Hóa, nói riêng và cả nước, nói chung, sưu tầm, biên soạn chữ viết của dân tộc Mường. Tuy nhiên, có nhiều lý do khác nhau mà chữ Mường chưa được bảo tồn và phổ cập trong Nhân dân.

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Có thể nói, dưới sự tác động của đời sống kinh tế, xã hội, quá trình đô thị hóa, hội nhập quốc tế, cùng sự bùng nổ của khoa học, công nghệ, sự giao lưu văn hóa diễn ra một cách mạnh mẽ khiến văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số đang đứng trước những thách thức to lớn. Các giá trị văn hóa tiêu biểu của các dân tộc đang có nguy cơ mai một, biến mất, hoặc biến dạng, trong đó có tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống.

Việc triển khai xây dựng Đề án "Bảo tồn tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” là cần thiết nhằm hiện thực hóa quan điểm, định hướng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Cơn bão giá vật liệu xây dựng đang càn quét Thanh Hóa

Doanh nghiệp Đắk Nông nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Thanh Hóa: 'Tái sinh' Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng

Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Thanh Hóa phát động phong trào 'Bình dân học vụ số'

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 8-10/5/2025 mới nhất

Sản vật cao nguyên Lâm Đồng sắp hội tụ tại Hà Nội

Vật liệu xây dựng 'cháy hàng', Thanh Hóa họp khẩn

PC Đắk Lắk cấp điện an toàn, đầy đủ dịp lễ 30/4

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 5-7/5/2025 mới nhất

Kỳ nghỉ lễ 30/4–1/5: Du lịch Ninh Bình tiếp tục thắng lớn

Bà Rịa-Vũng Tàu: Khánh thành tượng đài Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cứu nạn kịp thời 10 ngư dân bị nạn trên biển

Đoàn công tác Quốc hội tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ tại Côn Đảo

Vũng Tàu đón khoảng 233.000 lượt khách tắm biển trong 3 ngày nghỉ lễ

Đảm bảo an toàn thực phẩm - Nâng tầm du lịch xứ Thanh

TP. Hồ Chí Minh gửi lời cảm ơn sau Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

'Barista Teamwork': Khi đam mê cà phê thăng hoa giữa đại ngàn

‘Choáng’ với cảnh đặc kín người tại biển Sầm Sơn kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Gia Lai Coffee Festival 2025: Robusta đặc sản chinh phục du khách