Thứ bảy 28/12/2024 16:05

Tháng 1/2024, Mỹ là thị trường xuất khẩu mây, tre, cói và thảm lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói và thảm của Việt Nam trong tháng 1/2024 đạt hơn 79,7 triệu USD, tăng 11,8% so với tháng trước đó và tăng 74,3% so với cùng kỳ.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói và thảm của Việt Nam trong tháng 1/2024 đạt hơn 79,7 triệu USD, tăng 11,8% so với tháng trước đó và tăng 74,3% so với cùng kỳ năm 2023. Sau sự sụt giảm cuối năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đã có sự phục hồi và tăng trưởng đáng kể.

Xét về thị trường, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong tháng 1, xuất khẩu mây, tre, cói và thảm sang Mỹ đã thu về 31,3 triệu USD, tăng trưởng tới 107,2% so với tháng 1/2023, chiếm tỷ trọng 39,2%.

Xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói và thảm của Việt Nam trong tháng 1/2024 đạt hơn 79,7 triệu USD, tăng 11,8%

Vương quốc Anh là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2. Tháng 1, nước này nhập khẩu gần 5,3 triệu USD, tăng 55,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng 6,6%.

Nhật Bản tụt xuống vị trí thứ ba, nhập khẩu 5,2 triệu USD trong tháng 1 năm 2024, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm tỷ trọng 6,5%.

Ngoài top 3 thị trường lớn nhất, nhiều thị trường khác cũng đang ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng như Thụy Điển (288%), Canada (230%), Ý (119%). Đáng chú ý, Trung Quốc - một trong những nước xuất khẩu lớn nhất thế giới mặt hàng mây tre cói, thảm - đã tăng nhập khẩu từ Việt Nam tới 214% trong tháng 1/2024.

Sản phẩm làm từ mây, tre, cói của Việt Nam có khả năng chiếm lĩnh 10%-15% thị phần trên thị trường thế giới. Theo các chuyên gia, quy mô thị trường tre toàn cầu dự kiến sẽ đạt 82,90 tỷ USD vào năm 2028. Dự kiến sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 5,7% từ năm 2021 đến năm 2028 với các xu hướng nổi bật.

Việt Nam sở hữu diện tích tre rất lớn, lên đến 1,5 triệu ha, phân bố ở hầu hết các tỉnh trên cả nước, trong đó có 37/63 tỉnh có diện tích trên 10.000 ha. Tài nguyên tre Việt Nam phong phú và đa dạng, với hàng trăm loài, trong đó một số loài kinh tế cao như: luồng, lùng, trúc sào, lồ ô, bương, tầm vông, tre gai…

Cả nước có khoảng trên 1.000 làng nghề mây tre đan, chiếm 24% tổng số các làng nghề trong cả nước. Trong đó khu vực phía Bắc và miền Trung tập trung nhiều về các sản phẩm mây tre lá và cói, còn khu vực Tây Nam bộ tập trung nhiều các sản phẩm về bèo tây, lá buông.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Mỹ

Tin cùng chuyên mục

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ