Thứ hai 23/12/2024 12:04

Tham gia TPP: Việt Nam và Peru cùng có lợi

Trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Luis Tsuboyama - Đại diện lâm thời Peru tại Việt Nam - nhấn mạnh, Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho cả Việt Nam – Peru và là “đòn bẩy” cho quan hệ kinh tế song phương phát triển sâu rộng.

DN cần chuẩn bị các bước để nắm bắt cơ hội từ TPP

 - Hiện nay có hai nhà đầu tư lớn ở Việt Nam đã mở rộng hoạt động kinh doanh tại Peru, cụ thể là PetroVietnam và Viettel. Xin ông cho biết vài nét về hoạt động của các doanh nghiệp này tại Peru?

Ông Luis Tsuboyama - Đại diện lâm thời Peru tại Việt Nam

Các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí và công nghệ thông tin này đều đang trong quá trình triển khai và bước đầu đã đạt những kết quả khả quan. Số vốn đầu tư của Viettel được dự kiến vào khoảng 500 triệu USD và đây được kỳ vọng là dự án sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cả hai đất nước.

Đầu tháng 4/2014, Petro Vietnam đã tổ chức nghi thức mở van khai thác thương mại và xuất bán dòng dầu đầu tiên tại lô 67 Peru. Đây là dự án thứ hai của Petro Vietnam tại Peru cùng với dự án lô 39 đã được ký kết nằm ở khu vực lân cận. Sau gần 3 năm triển khai, Dự án phát triển khai thác dầu tại hai mỏ Piranha và Dorado thuộc lô 67 đã thành công với sản lượng dầu khai thác ban đầu đạt khoảng 6.000 thùng/ngày. Hiện nay, dầu khai thác từ hai mỏ này được vận chuyển hàng ngày bằng xà lan, khoảng gần 20 chiếc với trọng tải trên dưới 10.000 thùng/chiếc, từ khu mỏ trong rừng sâu Amazon, vượt hơn 600 km ra đến trạm thu gom dầu quốc gia số 1 của Peru để xuất bán.

Thành công bước đầu của các doanh nghiệp này chắc chắn sẽ mở đường cho các doanh nghiệp khác khai phá những cơ hội và tiềm năng của thị trường Peru.

Tuy nhiên, trên thực tế đầu tư của Peru vào Việt Nam hiện vẫn còn rất ít. Theo ông, đâu là nguyên nhân chính của vấn đề này?

Theo tôi, nguyên nhân chính là vấn đề địa lý xa xôi, ngoài ra, các đoàn, cộng đồng doanh nghiệp hai bên đều thiếu thông tin về thị trường, đối tác. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, Peru đánh giá rất cao tiềm năng phát triển hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và TTP. Do vậy, trong năm 2013, Chính phủ Peru đã quyết định mở Đại sứ quán Peru tại Việt Nam với nỗ lực thúc đẩy hợp tác giữa hai nước.

Peru và Việt Nam đều là các thành viên trong TPP, hiệp định dự kiến sẽ được ký kết trong năm nay, ông nhìn nhận thế nào về các lợi ích đem lại cho hoạt động giao thương của hai bên?

Việc ký kết TPP chắc chắn sẽ có lợi cho cả Peru và Việt Nam. Hiệp định này sẽ không chỉ tạo ra nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư, mà còn giảm bớt các thủ tục kinh doanh. Đây được kỳ vọng là “đòn bẩy” cho quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và là mục tiêu quan trọng của các nhà hoạch định chính sách nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho cơ hội giao thương và phát triển của các thành viên tham gia.

Vậy theo ông, cộng đồng doanh nghiệp hai nước cần phải làm gì để đón đầu cơ hội này?

Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam và Peru sẽ phải tự chuẩn bị các bước để nắm bắt cơ hội cũng như vượt qua thách thức tạo ra bởi TPP.  Theo tôi, cộng đồng doanh nghiệp hai bên cần tìm hiểu thêm về thông tin thị trường để tìm ra phương thức kinh doanh phù hợp. Bên cạnh đó, cần nâng cao kiến thức về những quy tắc và quy định được đề cập trong hiệp định này. Đặc biệt, tập trung nâng cao tính cạnh tranh là yếu tố cần thiết cho các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập này.

Về phía hỗ trợ từ Đại sứ quán, chúng tôi sẵn sàng cung cấp và kết nối thông tin thị trường cũng như tìm kiếm đối tác phù hợp cho các doanh nghiệp. Nếu như TPP được coi là một mục tiêu trung hạn, thì mục tiêu ngắn hạn được đặt ra hiện nay là nâng cao hơn nữa nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về các sản phẩm và tiềm năng của thị trường Peru thông qua các hội nghị xúc tiến thương mại, các hội chợ, triển lãm cũng như các sự kiện trao đổi văn hóa...

Xin cảm ơn ông!

Hoa Lê (thực hiện)

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

'Làn gió mới' trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shigeru Ishiba