Chủ nhật 22/12/2024 18:51

Thái Bình tổ chức Hội nghị công bố xác lập vị trí Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải

Ngày 23/8, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị công bố xác lập vị trí, ranh giới và vị trí Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải.

Hội nghị dự kiến có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trườngUBND tỉnh Thái Bình

Trước đó, ngày 20/8/2024, UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 1357/QĐ-UBND về việc xác lập vị trí, ranh giới và diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải. Theo đó, khu bảo tồn có tên gọi: Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải và được phân hạng là Khu dự trữ thiên nhiên trong hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam; Cấp quản lý sẽ là UBND tỉnh.

Quyết định số 1357/QĐ-UBND cũng nêu rõ vị trí, ranh giới và diện tích. Theo đó, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải có vị trí nằm ở vùng ngoài đê số 5, số 6 của huyện Tiền Hải; phía Bắc giáp với vùng cửa Trà Lý và quy hoạch khu đô thị dịch vụ Cồn Vành - Cồn Thủ; phía Nam giáp cửa Ba Lạt và quy hoạch khu đô thị dịch vụ Cồn Vành - Cồn Thủ; phía Tây giáp với khu quy hoạch nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, quy hoạch khu đô thị dịch vụ Cồn Vành - Cồn Thủ, khu lấn biển và khu quy hoạch phố biển Đồng Châu; phía Đông giáp với biển Đông.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải. Ảnh: Thế Duyệt - TTXVN

Cùng với đó, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải được xác định bằng 33 điểm tọa độ từ P1 đến P33 với tổng diện tích là: 12.500 ha, trong đó gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 2.726 ha; Phân khu phục hồi sinh thái: 9.774 ha (Chi tiết tại bản đồ kèm theo).

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải có mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái vùng đất ngập nước ven biên Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; bảo tồn loài - sinh cảnh, bảo vệ nguồn lợi thúy sản, đặc biệt bảo vệ khu vực di trú của các loài chim nước; kết hợp hài hòa giữa bảo tồn thiên nhiên với phát triển kinh tế - vặn hóa - xã hội theo nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững; bảo đảm tính kết nối với các sinh cảnh liên kết. Trong đó, mục tiêu cụ thể: Bảo tồn loài - sinh cảnh, bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển, đặc biệt hệ sinh thái rừng ngập mặn và môi trường sống các loài chim nước di cư, trú đông…

Đồng thời, sử dụng và phát triển bền vững dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước phục vụ phát triên kinh tế - văn hóa - xã hội, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình; Góp phần duy trì sự cân bằng sinh thái ở vùng đất ngập nước ven biển, bảo vỗi kồi tường và sự phát triển bền vững, thích ứng và giảm nhẹ ánh hưởng biến

Quyết định của UBND tỉnh Thái Bình cũng nêu rõ Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải có chức năng, nhiệm vụ chính gồm: Bảo đảm môi trường sống cho các loài sinh vật trong khu vực và sử dụng khôn khéo các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển tại địa phương; Tăng cường tính kết nối với các sinh cảnh liên kết trong khu vực Đồng bằng sông Hồng nhằm bảo tồn và sử dụng hợp lý các giá trị của hệ sinh thái đất ngập nước trong vùng; Phục hồi và phát triển các quần thể thuỷ sản có giá trị kinh tế, gia tăng trữ lượng và khả năng khai thác; Gia tăng lợi ích thu được từ các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước của khu dự trữ thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải đối với người dân địa phương; Duy trì sự cân bằng sinh thái và gia tăng độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững, thích ứng và giảm nhẹ ảnh hưởng biến đổi khí hậu; Giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường và thiên nhiên; phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học; quan trắc và bảo tồn các loài chim di cư trú đông…

Liên quan đến quá trình xác lập vị trí và ranh giới, diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, thông tin với TTXVN, ông Lại Văn Hoàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết: Với mong muốn tập trung phát triển rừng trên các diện tích bãi triều nhằm giữ đất, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo sinh kế cho người dân, hướng tới hình thành khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, ngày 26/9/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 2159/QĐ-UBND phê duyệt Đề án và xác lập khu rừng đặc dụng có diện tích 12.500 ha với tên gọi Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải. Việc xác lập vị trí, ranh giới, diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo đúng các Quy hoạch đã được phê duyệt như Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung Khu Kinh tế Thái Bình…

Để thực hiện nhiệm vụ đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã thực hiện các trình tự, thủ tục đảm bảo theo quy định của pháp luật. Cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá thực trạng đa dạng sinh học và xác định vị trí địa lý, diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải”. Trên cơ sở đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện Tiền Hải, đơn vị tư vấn và các đơn vị liên quan thực hiện xây dựng hồ sơ nhiệm vụ nêu trên theo quy định của Luật Đa dạng sinh học năm 2008; Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; tổ chức lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban, ngành có liên quan và lấy ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong hoặc tiếp giáp khu vực dự kiến thành lập Khu bảo tồn. Sở tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức họp Hội đồng thẩm định kết quả nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá thực trạng đa dạng sinh học và xác định vị trí địa lý, diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải” (Hội đồng thẩm định có sự tham gia của thành viên đến từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và lấy ý kiến chuyên gia.

Cũng theo lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình, quan điểm xuyên suốt, thống nhất của tỉnh Thái Bình trong thực hiện các mục tiêu phát triển là kết hợp hài hòa phát triển kinh tế gắn với bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường; không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Tỉnh cam kết thực hiện đúng quy định các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường cũng như các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thái Bình xác định mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái vùng đất ngập nước ven biển Tiền Hải, bảo tồn loài - sinh cảnh, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt bảo vệ khu vực di trú của các loài chim nước; kết hợp hài hòa giữa bảo tồn thiên nhiên với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững; bảo đảm tính kết nối với các sinh cảnh liên kết. Việc phát triển kinh tế biển, tạo không gian kinh tế mới hướng biển bảo đảm thực hiện theo Quyết định số 1735/QĐ-TTg, ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1486/QĐ-TTg, ngày 28/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Thụy Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Quảng Ninh: Đào móng nhà, phát hiện quả bom nặng gần 230 kg tại Hạ Long

Tuyên Quang: Quyết liệt khắc phục những nội dung theo kết luận thanh tra ở Lâm Bình

Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%

Chợ An Đông - 'thủ phủ' thời trang tại TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm

Hơn 14.000 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Bắc Ninh

Ông Dương Minh Dũng - Bí thư Huyện ủy Long Thành được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Tháp thực hiện nghị quyết 18, tinh giản hàng nghìn cán bộ

Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96%

Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

Tỉnh Lạng Sơn kiện toàn chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân

Nam Định: 11 tháng, vốn đăng ký của doanh nghiệp gấp 2,8 lần

Chi tiết 3 bệnh viện đa khoa, vốn đầu tư 5.600 tỷ đồng sắp vận hành ở TP. Hồ Chí Minh

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 ước tăng 5,7%

Nhân sự địa phương: Tỉnh ủy Thái Bình, Hưng Yên, Tuyên Quang, Quảng Nam, Phú Thọ thực hiện công tác nhân sự