Thứ ba 26/11/2024 06:38

Tết Nguyên đán "đẩy" chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2023 tăng

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2023 tăng 0,52% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2022 tăng 4,89%; lạm phát cơ bản tháng 1/2023 tăng 5,21%.

Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2023. Theo nhận định của đơn vị này, đây là tháng có Tết Nguyên đán Quý Mão nên nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, giá hàng hóa và dịch vụ tăng theo quy luật tiêu dùng vào dịp Tết. Cùng với đó, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới và điều chỉnh theo mức thuế bảo vệ môi trường từ 1/1/2023 là những yếu tố làm cho CPI tháng 1/2023 tăng 0,52% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2022, CPI tháng 1/2023 tăng 4,89%; lạm phát cơ bản tăng 5,21%.

Trong mức tăng 0,52% của CPI tháng 1/2023 so với tháng trước có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm và 1 nhóm hàng giữ giá ổn định.

So với cùng kỳ năm 2022, CPI tháng 1/2023 tăng 4,89%; lạm phát cơ bản tăng 5,21%.

Cụ thể, 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm giao thông có mức tăng cao nhất với 1,39%, làm CPI chung tăng 0,13 điểm phần trăm. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân khiến nhóm giao thông tăng chủ yếu do giá xăng dầu được điều chỉnh tăng vào ngày 1/1/2023, 3/1/2023 và 11/1/2023 theo giá nhiên liệu thế giới và điều chỉnh theo mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn được quy định tại Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 ngày 30/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội áp dụng từ ngày 1/1/2023 đến hết ngày 31/12/2023 làm cho giá xăng tăng 2,31%, trong đó giá xăng A95 tăng 1.450 đồng/lít, giá xăng E5 tăng 1.380 đồng/lít.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,12% do nhu cầu tiêu dùng và sử dụng làm quà biếu tặng trong dịp Tết khiến giá rượu bia tăng 1,66%; thuốc hút tăng 0,71%; đồ uống không cồn tăng 0,49%.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,82%, tác động làm CPI chung tăng 0,27 điểm phần trăm.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,7%, tập trung ở giá nhóm đồ trang sức tăng 0,59%; dịch vụ cắt tóc, gội đầu, chăm sóc cá nhân. Bên cạnh đó, nhu cầu đồ thờ cúng vào dịp cuối năm tăng nên giá các mặt hàng này tăng.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,62% do nhu cầu mua sắm quần áo dịp Tết Nguyên đán Quý Mão tăng. Các nhóm còn lại là văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,42%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,36%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,07%.

8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng trong tháng 1/2023

Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có Chỉ số giá giảm là nhóm giáo dục giảm 0,15% và nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,12% do giá gas, giá dầu hoả và giá nước sinh hoạt giảm. Ở chiều ngược lại, giá điện sinh hoạt tăng 0,08% do nhu cầu dùng điện để sưởi ấm tăng khi thời tiết chuyển lạnh; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,23%, giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,9% do nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng nhà ở tăng vào dịp Tết Nguyên đán. Nhóm duy nhất giữ giá ổn định trong tháng 1/2023 là bưu chính viễn thông.

Lạm phát cơ bản tháng 1/2023 tăng 0,46% so với tháng trước, tăng 5,21% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,89%) chủ yếu do giá gas và giá dịch vụ giáo dục giảm là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng CPI trong tháng 1/2023 thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Cũng theo ghi nhận của Tổng cục Thống kê, giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 20/1/2023, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.885 USD/ounce, tăng 4,32% so với tháng 12/2022 do thông tin Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất lên khoảng 5-5,25% trong năm 2023 và sau đó sẽ được giảm dần. Đây sẽ là yếu tố khiến USD giảm và vàng tăng lên.

Ngoài ra, nhu cầu tìm đến vàng trong năm 2023 dự báo sẽ cao hơn do nhà đầu tư lo ngại kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Trong nước, nhu cầu mua sắm vàng trước Tết Nguyên đán tăng làm chỉ số giá vàng tháng 1/2023 tăng 0,51% so với tháng trước; tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước.

Đồng USD trên thị trường thế giới giảm trong bối cảnh lạm phát của Mỹ tháng 12/2022 tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến ngày 20/1/2023, chỉ số USD trên thị trường quốc tế đạt mức 102,9 điểm, giảm 1,4 điểm phần trăm so với tháng trước. Trong nước, giá USD bình quân trên thị trường tự do quanh mức 23.690 VND/USD. Chỉ số giá USD tháng 1/2023 giảm 2,05% so với tháng trước; tăng 3,18% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Vàng thế giới và trong nước đồng loạt giảm

Giá vàng chiều nay 25/11/2024: Vàng "quay xe" giảm nhẹ

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Giá bạc tuần qua (18/11 - 22/11/2024): Đi ngang với áp lực lớn của đồng Dollar Mỹ

Giá nông sản hôm nay 25/11/2024: Giá dưa hấu giảm hơn một nửa; giá sầu riêng tiếp tục tăng mạnh

Giá lúa gạo hôm nay ngày 25/11: Nguồn ít gạo thơm chào giá cao, giá lúa đi ngang

Giá vàng thế giới biến động, vàng trong nước đứng yên

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/11/2024: Giá dầu thế giới tăng vọt

Giá heo hơi hôm nay 25/11/2024: Một số tỉnh miền Bắc và miền Trung - Tây Nguyên đồng loạt giảm giá

Giá bạc hôm nay 25/11/2024: Bạc chịu áp lực giảm 0,2%

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 25/11/2024: Đồng Yen Nhật sẽ tăng hay giảm trong tuần này?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 25/11/2024: Vì sao đồng USD tiếp tục tăng mạnh?

Giá xăng dầu hôm nay 25/11/2024: Dự báo bất ngờ về giá dầu trong tuần mới

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Dự báo bất ngờ về giá vàng trong tuần mới

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Giá tiêu vẫn tăng mặc dù thị trường lên xuống bất thường

Giá lúa gạo hôm nay ngày 24/11 và tổng kết tuần qua: Gạo đẹp được giá, lúa Thu Đông chào giá cao

Chênh lệch mua bán vàng cao, nhà đầu tư làm gì để tránh thua lỗ?

Giá bạc hôm nay 24/11/2024: Bạc nối đà giảm do áp lực đồng USD

Giá heo hơi hôm nay 24/11/2024: Giá heo hơi duy trì ổn định ở cả ba miền